Học tập đạo đức HCM

Bình Định: Diện mạo mới ở Cát Minh sau 5 năm xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 26/02/2016 02:09
Cát Minh là một trong 5 xã ven biển của huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, những năm qua, xã đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời vận động nhân dân chuyển đổi mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp... Nhờ đó, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao.

 

 

Ông Võ Văn Thế - PCT UBND xã Cát Minh cho biết: “Là xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, xuất phát điểm để xây dựng nông thôn mới còn thấp nên xã Cát Minh xác định phải huy động nhiều nguồn lực, trong đó tập trung phát huy vai trò chủ thể của người dân để xây dựng hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới. Từ đó, Đảng bộ và chính quyền địa phương chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức và huy động nguồn lực nhân dân để xây dựng nông thôn mới. Xã đã xây dựng lộ trình cụ thể phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương và phổ biến rộng rãi đến tận thôn, xóm để người dân biết và tham gia. Nhân dân đã tham gia đóng góp tiền, ngày công lao động, tự chặt bỏ cây trồng, tháo dỡ tường rào cổng ngõ, hiến đất để xây dựng đường bê tông nông thôn, kênh mương nội đồng. Bên cạnh đó, người dân trong xã cũng đã tự đầu tư xây dựng nhà ở kiên cố, hỗ trợ nhau trong sản xuất và mạnh dạn đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập”.

Trong 5 năm qua, bằng nguồn vốn hỗ trợ của cấp trên, kinh phí địa phương, nguồn vốn do nhân dân đóng góp cùng nhiều nguồn huy động khác, xã Cát Minh đã đầu tư xây dựng, nâng cấp gần 19 km đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa gần 8,5 km kênh mương nội đồng và nhiều công trình văn hóa, xã hội khác…, với tổng kinh phí hơn 16,8 tỷ đồng. Đến nay, 100% đường trục xã, liên xã đã được nhựa và bê tông hóa; 85% đường trục thôn, xóm đã được cứng hóa bằng bê tông, cấp phối. Bên cạnh đó, thông qua tuyên truyền, vận động, người dân đã tự nguyện hiến hơn 2.500m2 đất; tháo dỡ xê dịch nhiều vật kiến trúc trên đất và chặt bỏ hàng ngàn cây trồng các loại với trị khoảng 1,4 tỷ đồng để tạo mặt bằng phục vụ việc mở rộng giao thông nông thôn, xây dựng công trình thủy lợi phục vụ sản xuất. Ngoài ra, nhân dân trong xã còn tự nguyện đóng góp tiền lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên khoảng 3 km các tuyến đường giao thông liên thôn, xóm với trị giá hơn 500 triệu đồng, tạo thuận lợi cho việc đi lại vào ban đêm, đồng thời góp phần giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương.

 

Diện mạo xã Cát Minh hôm nay

 

Tiêu biểu như gia đình ông Võ Lý - ở thôn Gia Lạc; khi xã quy hoạch xây dựng, mở rộng hệ thống kênh mương ở suối Cầu Đu kết hợp đường giao thông nông thôn ảnh hưởng đến một phần đất vườn và nhiều cây trồng của gia đình. Nhờ các hội, đoàn thể và chính quyền địa phương vận động, bên cạnh đó ý thức được rằng việc xây dựng kênh mương và đường giao thông nông thôn sẽ tạo thuận lợi cho việc tưới tiêu, đi lại của người dân trong vùng và mộ mặt nông thôn sẽ khang trang sạch đẹp hơn, nên gia đình ông vui vẻ hiến  hơn 300 m2 đất vườn và nhiều cây trồng lâu năm để mở đường mà không đòi hỏi bất kỳ một khoảng đền bù nào.

Đi đôi với xây dựng cơ sở hạ tầng, trong sản xuất, xã cũng tập trung vận động nhân dân chuyển đổi cây trồng mùa vụ, tăng cường sử dụng các loại giống mới, áp dụng một số mô hình sản xuất có hiệu quả, triển khai ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh chăm sóc và triển khai thực hiện các mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng; vận động nhân dân tập trung phát triển đàn gia súc, gia cầm theo hướng nâng dần về chất lượng, tăng tỷ lệ giống lai trong cơ cấu tổng đàn. Toàn xã hiện có tổng đàn bò hơn 3000 con với 80% là bò lai, đàn heo có hơn 10.000 con và đàn gia cầm hơn 110 ngàn con. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được tăng cường.

Bên cạnh đó, xã cũng tập trung nâng cao năng lực khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Toàn xã hiện có 260 chiếc tàu thuyền với tổng công suất 17.500 CV, hầu hết tàu thuyền đều được trang bị đầy đủ ngư lưới cụ và các phương tiện hiện đại như máy định vị, máy tầm ngư, hệ thống thông tin liên lạc bằng vô tuyến… đảm bảo vươn khơi xa đánh bắt dài ngày trên biển, với sản lượng khai thác hàng năm hơn 3000 tấn hải sản các loại, thu hút hơn 1000 lao động tham gia và có việc làm thường xuyên. Trên địa bàn xã còn có 1 cơ sở sửa chữa và đóng mới tàu thuyền, đáp ứng được nhu cầu của ngư dân trong xã và các khu vực lân cận. Ngoài ra, toàn xã còn có 106 ha nuôi trồng thủy hải sản các loại với sản lượng nuôi trồng đạt 430 tấn/năm; góp phần tạo việc làm và thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân. Làng nghề truyền thống đan lát ở thôn Trung Chánh cũng được duy trì hoạt động, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 1000 lao động và nhân dân lúc nông nhàn.

Bên cạnh đó, các chính sách an sinh xã hội ở nông thôn được quan tâm thực hiện đầy đủ, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 2 - 4%, xã đã hoàn thành phổ cập tiểu học, THCS và đang triển khai phổ cập bậc THPT; 95% lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên, 100% nhân dân trong xã sử dụng điện lưới quốc gia và sử dụng nước hợp vệ sinh, 70% người dân tham gia bảo hiểm y tế và xã không còn nhà tạm, dột nát. Đến cuối năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 13,7%; thu nhập bình quân đầu người đạt 29,3 triệu đồng/người/năm, trên 95% người dân trong độ tuổi lao động có việc làm và tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được ổn định. Đến nay, xã Cát Minh đã hoàn thành 15/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

Ông Võ Văn Thế - PCT UBND xã Cát Minh cho biết: “Để giữ vững các tiêu chí đã đạt được về nông thôn mới và thực hiện đạt các tiêu chí còn lại; Trong thời gian tới, xã sẽ tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong nhân dân và huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, từng bước và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; phấn đấu đến năm 2018 Cát Minh đạt xã nông thôn mới”.

Thông qua việc xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn ở xã Cát Minh ngày càng khởi sắc. Về Cát Minh hôm nay, đi trên nhưng con đường bê thông thẳng tắp, hai bên đường là màu xanh mơn mởn của những cánh đồng lúa đang thời con gái và màu ngói đỏ tươi của những ngôi nhà mới mọc lên sang sát với nhiều kiểu dáng mới lạ và đẹp mắt. Tất cả đã tạo nên cho Cát Minh một diện mạo mới và tràn đầy sức sống. Đó là kết quả của quá trình xây dựng nông thôn mới mang lại – kết quả của sự đoàn kết, chung sức của chính quyền và nhân dân địa phương./.

Theo Trường Giang/khuyennongvn.gov.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập320
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,390
  • Tổng lượt truy cập90,261,783
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây