Học tập đạo đức HCM

Cao Dương xây dựng nông thôn mới

Thứ tư - 05/11/2014 19:08

Với cách huy động nguồn lực, sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã hoàn thành nhiều công trình phúc lợi, dân sinh. Tuy nhiên, để trở thành xã nông thôn mới, Cao Dương cần những giải pháp đột phá, kịp thời.

Mở góc cua, đường chật

Khác với nhiều làng quê ngoại thành của Thủ đô, toàn bộ giao thông nông thôn của xã Cao Dương đều là đường bê-tông. Các góc cua khá rộng, thoáng tầm nhìn. "Nhà ai cũng có vài ba chiếc xe máy, không ít gia đình có ô-tô. Nếu cứ như trước đây, đường sá chỗ thụt, chỗ thẹo thì đi lại sẽ khó khăn, rất mất an toàn...", bác Ðỗ Thị Dung, ở thôn Thị Nguyên, khẳng định.

Hỏi chuyện nhiều người dân ở Cao Dương, chúng tôi được biết, xã hiện có hơn 10 nghìn người ở bảy thôn và khu dân cư. Từ sự đóng góp của bà con đã có thêm nhiều công trình phúc lợi. Việc xóa đường tạm, đường đất không khó, bởi thu nhập bình quân đầu người đạt xấp xỉ 25 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn hơn 3%, dưới 10% số lao động của xã làm nông nghiệp. Tuy nhiên, việc vận động để người dân tháo dỡ tường rào, lùi nhà và công trình phụ, hiến đất cho việc mở rộng góc cua, đường chật, thì không hề đơn giản. Theo Bí thư Ðảng ủy xã Nguyễn Chí Thanh, lúc đầu nhiều hộ không đồng ý, có hộ muốn được đền bù thỏa đáng, có người phản đối, không đến họp thôn. Ðảng ủy chỉ đạo thôn Thị Nguyên thành lập tổ công tác gồm cấp ủy và Ban Công tác Mặt trận đến từng hộ giải thích, vận động, thuyết phục. Cùng với đó, là việc thực hiện nêu gương trong cán bộ, đảng viên. Gia đình Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Nguyễn Huy Diệt, tiên phong hiến 17 m2; thương binh Ngô Văn Thành, không những thuyết phục vợ con hiến 30 m2 mà còn tham gia vận động. "Mình là đảng viên, không làm trước thì sao nói người khác nghe được", Bí thư Chi bộ thôn Nguyễn Văn Hùng, hiến 13 m2 đất, tâm sự. Thấy cán bộ, đảng viên tự nguyện hiến đất, hiểu rõ lợi ích thiết thực lâu dài khi góc cua, đường chật được mở rộng, các gia đình còn lại hưởng ứng làm theo. Hộ anh Nguyễn Văn Dũng, gia đình bác Ðỗ Thị Dung... chủ động lùi cổng rào, dỡ nhà cũ, hiến luôn vài chục m2.

Bằng cách làm nói trên, hầu hết góc cua, đường chật ở Cao Dương đã được mở rộng, thuận tiện cho việc đi lại của mọi người. Thực tế cho thấy, việc nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên nơi đây đã và đang góp phần thực hiện nhanh Nghị quyết của Ðảng về xây dựng nông thôn mới.

Cải thiện môi trường

Từng là "điểm nóng" vệ sinh môi trường do nước thải ngập úng cục bộ, giờ đây, thôn Mục Xá lại là điểm sáng của xã Cao Dương khi có hệ thống tiêu thoát nước khá hoàn chỉnh, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Trưởng thôn Vũ Văn Hoạch cho biết: Sau khi chi bộ có Nghị quyết, Mục Xá họp toàn thể nhân dân bàn kế hoạch thực hiện, thống nhất thành lập tiểu ban xây dựng, kiện toàn ban giám sát đầu tư của cộng đồng, trong đó có đại diện các đoàn thể nhân dân. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, cán bộ, đảng viên đi trước, chỉ trong thời gian ngắn, Mục Xá đã hoàn thành gần 1.000 m tiêu thoát nước làm bằng bê-tông, liên thông với hệ thống thoát nước của xã.

Cao Dương đã hoàn thành nhiều tiêu chí của xã nông thôn mới, nhưng thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang còn chuyển biến chậm. Thực tế cho thấy, nghĩa trang các thôn từ lâu đã không thể mở rộng, trong khi việc hỏa táng rất ít người quan tâm. Vì chưa có nước sạch, người dân vẫn dùng giếng khoan (chỉ số a-sen khá cao, không bảo đảm vệ sinh dù đã qua lắng lọc). Hôm về đây, chúng tôi còn thấy có nhà đám tổ chức ăn cỗ cả hai ngày, vẫn còn hiện tượng lô đề, cờ bạc, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy,... Chia sẻ trăn trở với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Cao Dương Ðinh Hữu Bình, thừa nhận, thay đổi thói quen và hành vi vốn ăn sâu trong người dân là một việc khó. Tuy nhiên, thực hiện xây dựng nông thôn mới vừa qua đã cho Cao Dương nhiều bài học kinh nghiệm, để có những giải pháp phù hợp, kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập nảy sinh.

Bài và ảnh: HOÀNG LÂM
Theo: nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập871
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại758,977
  • Tổng lượt truy cập93,136,641
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây