Học tập đạo đức HCM

Chính sách cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội: Đầu tư thế nào cho hiệu quả? Bài 1: Hiệu ứng từ những chính sách ưu tiên

Thứ ba - 18/02/2014 20:26
LTS: Cùng với thực hiện Chương trình 135 của Chính phủ, trong những năm qua TP Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc miền núi với số vốn dự kiến đến năm 2015 lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Sự quan tâm này đã và đang mang đến diện mạo mới, từng bước hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, làm thế nào để quản lý, vận hành, đầu tư xây dựng và khai thác tốt đồng vốn cũng như giá trị các công trình đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm.
Bài 1: Hiệu ứng từ những chính sách ưu tiên

Trong bối cảnh đời sống của đại đa số các thôn, bản vùng dân tộc thiểu số đều khó khăn và chênh lệch lớn với khu vực thành thị thì những chính sách quan tâm phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc của Đảng, Nhà nước và thành phố đang là luồng sinh khí mới cho khu vực nông thôn miền núi của Thủ đô. Điển hình nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, trường học, trạm y tế... của nhiều xã được đầu tư mạnh, mang lại đời sống vật chất ngày càng cao cho nhân dân.
 
Nông dân xã Yên Bài, huyện Ba Vì chăm sóc, thu hái chè. Ảnh: Quốc Ân
Nông dân xã Yên Bài, huyện Ba Vì chăm sóc, thu hái chè. Ảnh: Quốc Ân

Vốn về với vùng khó

Nhiều năm qua, An Phú (huyện Mỹ Đức) được đánh giá là một trong những xã đặc biệt khó khăn của TP Hà Nội với 70% dân số là đồng bào dân tộc Mường. Địa hình trải rộng trên 23km2 với 13 thôn, trong đó 6 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn. "Cách đây chỉ vài năm, nhắc đến An Phú, nhiều người vẫn ái ngại khi đặt chân tới vùng đất này bởi giao thông đi lại hết sức khó khăn, cách trở, ô tô không thể về đến xã, cơ sở hạ tầng như trường học, trạm y tế… nghèo nàn và gần như không có. Đã vậy, mỗi năm cứ đến tháng 7, tháng 8, nước lũ tràn về, nhiều thôn bị cô lập bởi mênh mông biển nước khiến cái khó lại càng thêm khó. Vì vậy, hộ nghèo trong xã luôn chiếm tới 40-50% dân số. Ấy vậy mà chỉ trong 5 năm trở lại đây, vùng quê này đã thực sự thay da đổi thịt" - đó là lời chia sẻ của Chủ tịch UBND xã An Phú Nguyễn Thế Nghĩa. 

Trưởng thôn Đồng Chiêm Bạch Văn Hà vui vẻ cho biết, người dân phấn khởi nhất là được Nhà nước đầu tư xây dựng tuyến đê bao chống lũ từ cầu Vài đến cầu Ái Nàng kết hợp với đường giao thông từ năm 2009. Nhờ vậy mà mùa màng sản xuất của bà con chắc ăn hơn. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 463 hộ xuống còn 98 hộ. 

Quả thực, đường về An Phú bây giờ đã khác. Từ thị trấn Tế Tiêu về xã hơn 10 cây số đều đã được trải nhựa phẳng lỳ và đang tiếp tục được mở rộng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Chợ An Phú đang được san nền đầu tư với kinh phí 2 tỷ đồng; nhà văn hóa cộng đồng của xã với kinh phí đầu tư 12 tỷ đồng đã khởi công. Những tuyến đường giao thông trong thôn Ái Nàng, Gốc Báng vừa hoàn thành, kịp thời phục vụ nhân dân đón Tết Giáp Ngọ. Theo Chủ tịch xã Nguyễn Thế Nghĩa, mấy năm gần đây, An Phú đã được đầu tư khoảng 30km đường giao thông liên thôn, liên xã với mặt cắt trung bình rộng từ 3-4m. 
Học sinh không còn phải học 3 ca. Riêng cả 6 điểm trường mầm non đều đã được kiên cố hóa với tổng kinh phí lên tới 147 tỷ đồng đã làm thay đổi căn bản sự nghiệp giáo dục của xã.

Không riêng gì An Phú, ngược lên vùng núi cao Ba Vì cũng thấy rõ sự "thay da đổi thịt" của các xã miền núi nhờ được tiếp cận với các chính sách hỗ trợ lớn và kịp thời. 

Cả xã Ba Vì có 3 thôn với 451 hộ (2.100 nhân khẩu) 100% là người Dao sống quần tụ dưới chân sườn Tây núi Ba Vì. Bí thư Đảng ủy xã Ba Vì Lăng Văn Hà cho hay, mấy năm gần đây cơ sở hạ tầng của xã đã bước đầu được nâng cấp. Trong đó có 2km đường liên xã Ba Vì - Ba Trại đã được cứng hóa; 1,5km kênh mương thủy lợi đã được xây dựng. Ngoài ra, trường học cũng được xây dựng khang trang. Từ chỗ chỉ biết phát nương làm rẫy trên rừng, đến nay đồng bào người Dao đã có những mô hình phát triển kinh tế tổng hợp như trồng chè, cây ăn quả, dịch vụ hàng hóa và chăn nuôi gia súc, gia cầm - bên cạnh nguồn thu từ trồng bương, dong riềng, sắn, đót và nghề thuốc nam. 
 
Xây dựng đường giao thông liên thôn ở xã An Phú (huyện Mỹ Đức). Ảnh: Đỗ Chí
Xây dựng đường giao thông liên thôn ở xã An Phú (huyện Mỹ Đức). Ảnh: Đỗ Chí

Nhiều chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống

Theo Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Tất Vinh, từ năm 2008 đến nay, Hà Nội đã thực hiện Chương trình 135 phát triển toàn diện đời sống KT-XH cho các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa theo các giai đoạn. Sau khi Thành ủy có Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 31-10-2011 về phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô giai đoạn 2011-2015, UBND thành phố đã có Kế hoạch 166 /KH-UBND ngày 30-11-2012 về Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi của Thủ đô giai đoạn 2013-2015. Điểm sáng nhất trong các chương trình phát triển KT-XH là sản xuất nông nghiệp đã từng bước được phát triển. Nhiều địa phương đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung như hoa ly, chuối tiêu hồng ở xã Yên Bình, Tiến Xuân (Thạch Thất); chăn nuôi bò sữa ở các xã Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài (Ba Vì)… Đặc biệt, các xã vùng dân tộc đã triển khai thực hiện được 40 công trình xây dựng cơ bản với tổng kinh phí thành phố cấp 163 tỷ đồng, trong đó có 36 dự án giáo dục; 5 dự án y tế; 8 dự án cấp nước sinh hoạt...

Đáng chú ý, các xã dân tộc miền núi hiện có khoảng 200 giáo viên, ngoài chế độ chính sách chung còn được hưởng hỗ trợ 100 nghìn đồng/người/tháng. Trong 4 năm từ 2009 - 2012, thành phố đã bố trí gần 4 tỷ đồng để thực hiện chính sách này cho 300 lượt đối tượng hưởng thụ; hỗ trợ gần 5 tỷ đồng cho hơn 8.500 trẻ mầm non. Từ năm 2010 đến nay đã hỗ trợ hơn 16.000 học sinh với kinh phí 5.500 tỷ đồng… Nhờ vậy, đời sống người dân đã có bước chuyển rõ nét. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,7%, 73% số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, 100% các xã dân tộc thiểu số miền núi có thu gom vận chuyển rác thải theo quy định…
 
Thành phố Hà Nội hiện có hơn 67.000 người dân tộc thiểu số với 39/54 thành phần dân tộc cư trú ở 14 xã, thuộc 5 huyện, gồm Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức và Chương Mỹ. Thu nhập bình quân đầu người hiện mới đạt 9,5 triệu đồng/năm.
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập343
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại853,550
  • Tổng lượt truy cập92,027,279
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây