Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Ảnh minh họa) |
Với mục tiêu tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động vùng nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Trước đây anh Trương Công Nhung, thị trấn Trảng Bom (Trảng Bom) nghề nghiệp không ổn định, chủ yếu đi bốc xếp và khuân vác tại một xưởng mộc tư nhân, lý do anh không có tay nghề. Năm 2010, anh Nhung theo học nghề chế biến gỗ tại Trung tâm Dạy nghề huyện Trảng Bom (nay là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện, GDNN - GDTX). Nhờ cần cù, chịu khó và ham học hỏi nên sau khi học xong, Công ty Toàn Mạnh đã nhận anh vào làm công nhân kỹ thuật. Đến nay, công việc và thu nhập của anh ổn định, góp phần phụ giúp phát triển kinh tế gia đình.
Anh Nhung phấn khởi chia sẻ: “Trước kia, chưa học nghề nhưng tôi cũng đi làm gỗ, chỉ làm lao động phổ thông, khuân vác hay bốc xếp các thứ linh tinh, chứ không giữ vị trí cố định. Sau khi được Trung tâm GDNN - GDTX và Công ty Toàn Mạnh đào tạo nghề chế biến gỗ, lại được công ty giữ lại làm kỹ thuật, thu nhập của tôi 8 triệu/tháng thì cuộc sống đã tạm ổn”.
Còn chị Nguyễn Thị Cúc Hoa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom lại chọn học nghề giữ trẻ. Do nắm bắt được nhu cầu gửi trẻ của công nhân trong vùng, vốn có đông dân cư làm việc tại các công ty thuộc KCN Hố Nai – Sông Mây, năm 2016 chị đăng ký theo học nghề cấp dưỡng tại Trung tâm GDNN - GDTX huyện Trảng Bom. Sau khi được đào tạo, chị Hoa mở một nhóm trẻ tư thục mang tên Cúc Hoa do chị trực tiếp quản lý và điều hành.
Theo chị Hoa, được đào tạo nghề bài bản đã giúp bản thân chị nắm rõ các kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, cách lựa chọn và quản lý thực phẩm sạch… nên trẻ ăn uống khá yên tâm. Đến nay, nhóm trẻ tư thục Cúc Hoa đã có hơn 200 cháu theo học và ngày càng đông.
Trảng Bom hiện có 4 KCN và 1 CCN đang hoạt động với hơn 120 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và trên 500 cơ sở SXKD với nhiều loại hình, ngành nghề khác nhau. Đây là lợi thế, cũng là cơ hội cho người lao động tìm kiếm việc làm. Đồng thời, là điều kiện thuận lợi để các Trường nghề, Trung tâm GDNN - GDTX và các công ty liên kết đào tạo nghề.
Ảnh minh họa |
Để đạt hiệu quả, những năm qua huyện chú trọng tuyên truyền và tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề để tư vấn cho người lao động. Hàng năm, Phòng LĐ-TBXH, Phòng Kinh tế phối hợp với Trung tâm cùng các ban ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch đào tạo và tuyển sinh. Đến nay, Trung tâm đã lựa chọn nhiều mô hình đào tạo gắn với giải quyết việc làm; mô hình đào tạo lồng ghép với chương trình, dự án hỗ trợ cho người nông dân.
Đa dạng ngành nghề như nghề thú y, chế biến gỗ, may công nghiệp, cấp dưỡng, bảo mẫu, bảo trì máy may công nghiệp, cơ khí, điện, kế toán doanh nghiệp, tin học, ... với nhiều hệ đào tạo như cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. Chỉ tính riêng trong năm 2016 và 3 tháng đầu năm 2017 đã có hơn 3 ngàn học viên được đào tạo nghề. Sau khi tốt nghiệp, đã có trên 80% học viên được nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp hoặc tự tạo việc làm, mở cơ sở hành nghề tại gia, thu nhập ổn định.
Anh Nguyễn Văn Lâm, là công nhân Công ty CP Đồng Tiến, huyện Trảng Bom cho biết, sau khi theo học lớp bảo trì máy may công nghiệp tại Trung tâm GDNN - GDTX huyện, anh được giới thiệu vào làm tại Cty. Mới vào làm nhưng anh không còn bỡ ngỡ, khó khăn gì, vì trước đó anh đã được đào tạo bài bản, thực hành nghề thường xuyên trên máy. Hiện nay, thu nhập của anh hơn 8 triệu đồng /tháng, cuộc sống đỡ vất vả hơn trước rất nhiều.
Ông Doãn Đức Tín, Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX huyện Trảng Bom cho biết thêm: “Ngoài đào tạo ngành nghề phù hợp với nhu cầu đào tạo, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế địa phương và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp thì Trung tâm luôn lựa chọn các mô hình đào tạo hiệu quả nhất để thực hiện. Đến nay, có trên 80% lao động nông thôn sau khi học nghề đã có việc làm và thu nhập ổn định, góp phần cùng với địa phương phát triển kinh tế và hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM”. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã