Học tập đạo đức HCM

Đồng Tháp: Phát triển mô hình hội quán

Thứ năm - 01/06/2017 23:17
Chiều 1-6, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội nghị sơ kết tình hình hoạt động các hội quán trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh hội nghị

Quang cảnh hội nghị

Đồng Tháp là địa phương  tiên phong ở vùng ĐBSCL về hoạt động hội quán. Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp, sau khi “Canh Tân Hội quán” ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành ra đời vào giữa năm 2016, đến nay toàn tỉnh có 19 hội quán được thành lập, với số lượng thành viên từ 30- 100 người/hội quán.

Hầu hết các hội quán tập hợp những nông dân cùng sản xuất chung một ngành nghề như: lúa sạch, trái cây, làm bột, hoa kiểng… cùng tham gia vào hội quán để sinh hoạt, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất hay, cách làm giỏi để cùng nhau học hỏi. Hội quán còn kết nối với các nhà khoa học, nhà chuyên môn về nông nghiệp, đến trao đổi với nông dân về những kỹ thuật sản xuất mới, phương pháp giảm giá thành, tăng năng suất, chất lượng; liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Cùng với sản xuất, các hội quán còn phối hợp các ngành liên quan đóng góp xây dựng nông thôn mới, xây dựng giao thông nông thông, xây dựng tình làng nghĩa xóm… 

Ông Trần Văn Bình, Chủ nhiệm Hội quán làng hoa, ở phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc cho biết: “Nếu như trước đây một số hộ trồng hoa kiểng còn dè dặt trong việc trao đổi kinh nghiệm, hoặc giấu nghề… thì khi tham gia hội quán đã làm bà con thay đổi nhận thức, người dân đã gắn kết với nhau nhiều hơn, sẵn sàng trao đổi cách làm hay cho nhau, từ đó giúp nhiều hộ cùng vươn lên trong sản xuất”.

Theo ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, lãnh đạo tỉnh rất quan tâm mô hình phát triển hội quán, nhằm gắn kết bà con lại với nhau trên tinh thần tự nguyện. Ở đó, người dân cùng sinh hoạt, cùng trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kết nối với doanh nghiệp trong tiêu thụ, việc sản xuất gắn nhu cầu thị trường. Điều đáng mừng là đa phần các hội quán đều hướng tới sản xuất sạch, sản xuất VietGAP, đảm bảo sản phẩm đủ tiêu chuẩn vào các siêu thị và xuất khẩu. Tới đây, tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư cho các hội quán trên nhiều mặt như xây dựng trang web, tên miền, hỗ trợ dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin… để các hội quán kết nối nhanh về ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng vào sản xuất, tiêu thụ… Đây là mô hình mới, nhưng rất triển vọng từ sản xuất nông nghiệp, gắn kết cộng đồng, cùng nhau phát triển nông nghiệp bền vững. 

Theo: Ngọc Dân/sggp.org.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập329
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại833,732
  • Tổng lượt truy cập92,007,461
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây