Học tập đạo đức HCM

Thay đổi để phát triển

Thứ bảy - 03/06/2017 04:33
Làng nghề có vai trò rất lớn đối với các vùng nông thôn. Tuy nhiên, nhiều làng nghề chưa thực sự phát huy hết thế mạnh.
Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay các làng nghề cần có sự thay đổi để tồn tại và phát triển.
Cải tiến mẫu mã
Phát triển bền vững làng nghề là một hướng đi đúng, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu  nhập, gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống. Hiện cả nước có 5.411 làng nghề, trong đó có 1.864 làng nghề truyền thống, thu hút khoảng 11 triệu lao động nông thôn. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang lại giá trị xuất khẩu khoảng 1,7 tỷ USD mỗi năm. Nhưng, con số này chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, bởi các làng nghề chưa đổi mới để hòa nhập với nền kinh tế thị trường. Sản phẩm không phù hợp với thị hiếu, thị trường bị thu hẹp do sức cạnh tranh không cao, hàng hóa tiêu thụ chậm, thu nhập của từng hộ sản xuất trong làng nghề cũng giảm theo. Từ đó, lao động không còn mặn mà và buộc phải bỏ nghề truyền thống.
Chủ tịch Hiệp Hội làng nghề Việt Nam Lưu Duy Dần cho rằng, để giữ gìn và phát huy những thế mạnh của làng nghề, bản thân những người trực tiếp tham gia sản xuất phải đổi mới tư duy và biết nắm bắt nhu cầu của thị trường. Không ngừng cải tiến mẫu mã theo nhu cầu thị trường. “Như nghề mây tre đan, khi những sản phẩm phục vụ sinh hoạt ngày càng khó khăn về đầu ra, những sản phẩm phục vụ cho du lịch, trang trí nội thất trở nên hút hàng thì việc thay đổi mẫu mã là hướng đi tất yếu” – ông Dần cho hay.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt, chủ DN mây giang đan Nguyệt Vũ, ở Thường Tín, Hà Nội bộc bạch: “Trước đây các sản phẩm chỉ cần chú ý đến chất lượng, thì nay mẫu mã cũng phải phong phú, đa dạng và đảm bảo thẩm mỹ”. Nhờ việc nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu của thị trường, hiện nay DN của chị có doanh thu trên 3 tỷ đồng mỗi năm, hàng chủ yếu được xuất khẩu đi nước ngoài. Cùng với việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, có bao bì phù hợp, độc đáo… sản phẩm cũng cần phải đảm bảo tính truyền thống và bản sắc văn hóa.
Xây dựng thương hiệu
Làng nghề có sản phẩm chất lượng, độc đáo thôi chưa đủ mà cần phải xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm. Thương hiệu không chỉ là yếu tố phân biệt sản phẩm, đảm bảo sức cạnh tranh mà còn là tài sản có giá trị lớn, là chỗ dựa cho các DN phát triển bền vững. Hiện nay có nhiều làng nghề đã tồn tại hàng trăm năm, nhưng tiếng tăm của sản phẩm vẫn chỉ “hữu xạ tự nhiên hương”, chưa xây dựng được thương hiệu nên còn lệ thuộc nhiều vào các DN trung gian. Vấn đề đặt ra cho sự phát triển các làng nghề là phải có thương hiệu cho sản phẩm, giúp các làng nghề phát triển theo hướng bền vững.
Gốm sứ Bát Tràng là một trong những làng nghề đầu tiên xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm và hiệu quả của việc làm này. Hiện nay, Bát Tràng tạo công ăn việc làm cho hơn 1.800 nhân khẩu trong xã và gần 5.000 lao động từ địa phương khác. Mỗi năm, Bát Tràng còn đón hàng triệu lượt khách du lịch đến tham quan. Sản phẩm của làng có mặt khắp nơi, được khách hàng quốc tế rất ưa chuộng. Khẳng định hiệu quả của việc xây dựng thương hiệu sản phẩm mang lại, bà Nguyễn Thị Hải - Chủ nhiệm Hợp tác xã chè La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên cho biết, sau 5 năm xây dựng thương hiệu, hiện nay sản phẩm chè La Bằng đã thực sự có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, khách hàng chủ động liên hệ đặt hàng, nên đầu ra của sản phẩm luôn được đảm bảo.
Trong bối cảnh hiện nay, làng nghề muốn tồn tại và phát triển bền vững thì cần phải chủ động hội nhập, đổi mới để phù hợp với xu thế chung của thị trường. Qua đó nâng cao giá trị sản phẩm, giúp các làng nghề phát triển và là trụ đỡ cho nền kinh tế nông thôn.
 
Theo: Nguyễn Nga/kinhtedothi.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập885
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại786,846
  • Tổng lượt truy cập93,164,510
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây