Học tập đạo đức HCM

Chương Mỹ: XDNTM gắn với phát triển làng nghề truyền thống

Thứ năm - 10/10/2013 04:59
Cách trung tâm TP.Hà Nội 20km về phía Tây Nam, huyện Chương Mỹ có Quốc lộ 6A, tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua. Với vị trí địa lý thuận lợi, Chương Mỹ đang dần trở thành trung tâm giao thương kinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc Bộ. Đây cũng là điều kiện để huyện phát triển kinh tế và phát huy những thế mạnh sẵn có trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Là một trong những địa phương có nhiều làng nghề truyền thống, huyện Chương Mỹ đã góp phần không nhỏ làm rạng danh đất trăm nghề Hà Nội. Có thể nói, nhờ phát huy thế mạnh làng nghề truyền thống mà Chương Mỹ ngày càng tự tin, vững bước trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. 

Chương Mỹ có 175 làng có nghề trong tổng số 215 làng trên địa bàn toàn huyện, chiếm 81,4%. Toàn huyện có 34 làng nghề, trong đó mây tre đan là phổ biến nhất với 27 làng, còn lại là các làng nghề chế biến nông - lâm sản, làm nón lá, thêu may xuất khẩu, mộc... 

Hiện 32/32 xã, thị trấn có nghề đã thu hút trên 50.000 hộ, hơn 120.000 lao động làm việc; trong tổng số 150 doanh nghiệp có 75 doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH sản xuất nghề mây tre giang đan. Hàng mây tre giang đan của Chương Mỹ đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong nước, được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, các nước EU...

Thu nhập bình quân của các hộ làng nghề đạt khoảng 18-20 triệu đồng/người/năm, trong khi thu nhập của hộ thuần nông chỉ vào khoảng 6 triệu đồng/người/năm. Các làng nghề không chỉ đơn thuần tạo ra những sản phẩm hàng hóa có chất lượng, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông. 
 

Một góc thị trấn Chúc Sơn, trung tâm hành chính huyện Chương Mỹ.


Hiện, huyện Chương Mỹ đang triển khai thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề kết hợp với du lịch Phú Vinh - Phú Nghĩa. Đây là một trong ba dự án lớn của Thủ đô về phát triển làng nghề gắn với du lịch. Trong các tiêu chí mà chương trình xây dựng nông thôn mới đề ra, Chương Mỹ còn được biết đến với thành tích xây dựng cơ sở hạ tầng khá ấn tượng: điện - đường - trường - trạm phát triển đồng bộ, 100% xã, thị trấn được trang bị máy tính, nối mạng internet, có điểm bưu điện - văn hóa. 

Vượt lên những khó khăn thách thức, với tinh thần đoàn kết, đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, với sự đồng lòng nhất trí của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, 6 tháng đầu năm 2013, Chương Mỹ đã gặt hái được nhiều thành tích trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định năm 2010) ước đạt 6.478 tỷ đồng, đạt 53% kế hoạch và bằng 109,6% so cùng kỳ. Trong đó, giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp ước đạt 1.583 tỷ đồng, đạt 55,6% kế hoạch và bằng 103,1% so với cùng kỳ. 

Về chăn nuôi, toàn huyện có 117.600 con lợn, bằng 102,3% so với cùng kỳ; 960 con trâu, bằng 99%; 15.900 con bò, bằng 98,8%; 2,3 triệu con gia cầm, thủy cầm, bằng 116,3%. 

Trong công tác khuyến nông, các ngành chức năng đã đẩy mạnh thực hiện mô hình trình diễn lúa cấy bằng máy (thành phố hỗ trợ kinh phí) 20ha bằng giống GS9 tại Hợp tác xã Nông nghiệp Hồng Phong; mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học, lợn thương phẩm, cá rô phi an toàn sinh học... tại các xã Thủy Xuân Tiên, Trần Phú, Đại Yên và Đông Phương Yên. Ngoài ra, huyện còn hỗ trợ kinh phí thực hiện chương trình lúa giống với 100ha tại 33 hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn...

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, các xã chủ động, tích cực xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án và đồ án quy hoạch; đã có 18 xã công bố quy hoạch và phát động phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới. 

Tổng diện tích đất sản xuất đã dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện là 7.947,09ha, đạt 198,6% kế hoạch thành phố giao năm 2012; đã có 27/29 xã, thị trấn làm giao thông thủy lợi nội đồng, hoàn thành cơ bản khối lượng đào đắp (3.447.807m3). UBND huyện đã chỉ đạo xử lý tồn tại trong công tác dồn điền đổi thửa tại các xã Thượng Vực, Thanh Bình, Thủy Xuân Tiên, Văn Võ, Đồng Phú…

Nhập cuộc không mấy dễ dàng bởi kinh tế khó khăn nhưng bằng sự chung tay góp sức của toàn Đảng, toàn dân; tập trung phát huy thế mạnh sẵn có, Chương Mỹ đang ngày càng đi lên, tiếp tục khẳng định mình bằng những thắng lợi mới.

 

Hương Ly
Nguồn: kinhtenonghton.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập897
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại758,490
  • Tổng lượt truy cập93,136,154
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây