Học tập đạo đức HCM

Đại Từ trên đường về đích nông thôn mới

Thứ hai - 14/11/2016 22:14
Sau 5 năm (2010-2015) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhờ có nhiều giải pháp phù hợp để huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng và hạn chế nợ đọng, toàn huyện Đại Từ đã có tám xã được công nhận đạt chuẩn NTM, cao nhất tỉnh Thái Nguyên. Đại Từ phấn đấu trở thành huyện NTM trước năm 2020…
Mô hình nuôi cá tầm ở xóm Kẹm, xã La Bằng (Đại Từ, Thái Nguyên).

Nâng cao thu nhập cho nông dân

Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND huyện Đại Từ Phạm Duy Hùng cho biết: Là huyện có xã Hùng Sơn được công nhận đạt chuẩn NTM đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên, đồng thời cũng là huyện có số xã đạt chuẩn NTM nhiều nhất tỉnh với tám xã.

Là một trong tám xã được công nhận đạt chuẩn NTM mới của huyện Đại Từ, La Bằng nổi lên là xã có nhiều nỗ lực với xuất phát điểm thấp của một xã vùng sâu, vùng xa. Năm 2010, xã mới đạt được bảy tiêu chí NTM, nhưng tới năm 2014 đã đạt 19/19 tiêu chí NTM. Chia sẻ với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND xã La Bằng Dương Văn Vượng cho biết: Để phát triển kinh tế bền vững, xã đã tập trung ưu tiên đầu tư cây chè để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. Hiện nay, diện tích trồng mới chè đạt gần 300% so với năm 2010, năng suất đạt 115 tạ/ha, giá trị sản xuất tăng từ 68 triệu đồng/ha năm 2010 lên 115 triệu đồng/ha năm 2015. Hội Nông dân tổ chức phong trào “Nông dân thi đua SXKD giỏi giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bằng các mô hình như chăn nuôi trang trại, gia trại mô hình tổng hợp VAC, các mô hình chăn nuôi thủy sản như nuôi cá nước lạnh, cá tầm, điển hình là mô hình chè cảnh cho năng suất và chất lượng của các hội viên Trần Trọng Bình, Lại Văn Dương, Nguyễn Xuân Nang, đạt giá trị sản xuất hơn 300 triệu đồng/ha/năm.

Năm 2016, La Bằng đã hoàn thành cứng hóa gần 15 km đường trục xã. Các đường trục xóm, đường ngõ xóm, đường nội đồng, cầu cống của La Bằng đều được hoàn thành theo tiêu chí, nhờ vậy việc thông thương hàng hóa của nhân dân trong xã trở nên thuận tiện, đời sống của người dân ngày một nâng lên. Phó Chủ tịch Dương Văn Vượng phấn khởi: Từ khi có đường giao thông từ chương trình NTM, nhân dân trong xã đi lại thuận tiện hơn, nhiều thương lái, khách mua chè tìm đến mua hàng, giá chè thương phẩm cao nên đời sống nhân dân ngày càng đi lên.

Tính hiệu quả trong xây dựng NTM ở Thái Nguyên nói chung và Đại Từ nói riêng là giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động. Khi đến xóm Trung Na, xã Tiên Hội chúng tôi được bà Đào Thu Hương, là một trong số những thành viên đóng góp cổ phần để xây dựng dự án trồng rau sạch trong nhà kính với công nghệ làm đất, gieo hạt tưới tiêu hiện đại cho biết, với tổng diện tích 1,7 ha, trong đó có 1 ha trồng rau nhà kính, 5.000 m2 trồng rau nhà lưới và 2.000 m2 trồng rau ngoài trời, dự án sẽ thu hút thêm vài chục công nhân nông nghiệp lành nghề và có tác dụng như một dự án điểm để sản xuất rau sạch tại địa phương.

Hạn chế nợ đọng xây dựng hạ tầng

Theo lãnh đạo huyện Đại Từ, năm 2016, tổng mức đầu tư cho Chương trình xây dựng NTM của huyện vào khoảng 155 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách hỗ trợ của trung ương và của tỉnh khoảng 42 tỷ đồng, ngân sách huyện là 23 tỷ đồng. Như vậy, vẫn còn khoảng 90 tỷ đồng huyện Đại Từ đang phải cân đối nguồn hoặc trông vào một phần từ sự đóng góp của nhân dân.

Giám đốc Ban quản lý các dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Đại Từ Hoàng Văn Đa cho biết: Huyện Đại Từ đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Điều đáng ghi nhận là huyện đã kiểm soát và duy trì nợ đọng vốn đầu tư ở mức thấp. Trung bình mỗi năm huyện được phân bổ từ 35 tỷ đến 40 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng nông thôn (gồm vốn mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách tỉnh). Trên cơ sở nguồn vốn này, cùng nhu cầu đăng ký của các địa phương, phòng chuyên môn của huyện sẽ xây dựng kế hoạch, xem phân bổ theo thứ tự ưu tiên là trả nợ các công trình đã hoàn thành, vốn cho xã điểm và các công trình thật sự cần thiết.

Ngoài chỉ tiêu vốn chung theo phân bổ của tỉnh, huyện Đại Từ cũng lồng ghép các nguồn vốn khác như: Phí bảo vệ môi trường, hỗ trợ sản xuất, thủy lợi phí… với tổng cộng khoảng 20 tỷ đến 30 tỷ đồng mỗi năm cho Chương trình xây dựng NTM. HĐND huyện cũng xây dựng nghị quyết trích ngân sách ba tỷ đồng/năm để đầu tư cho Chương trình.

Đánh giá về Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 của huyện, đồng chí Lê Kim Phúc, Bí thư Huyện ủy Đại Từ cho rằng: Với đặc thù là huyện miền núi có xuất phát điểm thấp, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn ít và dàn trải. Nguồn lực đầu tư cho chương trình xây dựng NTM chưa đáp ứng được yêu cầu, việc huy động đóng góp từ nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với việc huy động tổng hợp nhiều nguồn lực, cùng cách thức triển khai phù hợp với thực tế, trong năm 2016 sẽ có thêm bốn xã “cán đích” và đến trước năm 2020 Đại Từ phấn đấu trở thành huyện NTM.

Theo: Tâm Thời và Minh Huệ/nhandan.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập419
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm400
  • Hôm nay51,752
  • Tháng hiện tại827,030
  • Tổng lượt truy cập92,000,759
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây