Theo dự thảo, vườn quốc gia đáp ứng ít nhất một trong hai tiêu chí sau đây: Một là, có ít nhất 1 mẫu chuẩn hệ sinh thái đặc trưng của một vùng sinh thái hoặc của quốc gia, quốc tế; có diện tích liền vùng tối thiểu trên 10.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái rừng; diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư xen kẽ phải nhỏ hơn 5%. Hai là, có ít nhất 1 loài sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có thể bảo tồn sinh cảnh trên 5 loài sinh vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật; có diện tích liền vùng tối thiểu trên 7.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái tự nhiên; diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư xen kẽ phải nhỏ hơn 5%.
Khu dự trữ thiên nhiên có ít nhất 1 hệ sinh thái rừng tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế chưa hoặc ít bị biến đổi có giá trị đặc biệt về khoa học. Trong trường hợp đặc biệt nếu là rừng trồng thì khu rừng đó phải đảm bảo diễn thế phát triển ổn định tiếp cận và từng bước tái tạo hệ sinh thái tự nhiên; là sinh cảnh tự nhiên của ít nhất 5 loài sinh vật thuộc loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật; diện tích liền vùng tối thiểu trên 5.000 ha, trong đó ít nhất 90% diện tích là các hệ sinh thái tự nhiên (hoặc nếu là rừng trồng thì khu rừng đó phải đảm bảo diễn thế phát triển ổn định tiếp cận và từng bước tái tạo hệ sinh thái tự nhiên).
Khu bảo tồn loài - sinh cảnh có ít nhất 1 loài sinh vật đặc hữu hoặc loài nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật; phải đảm bảo các điều kiện sinh sống, thức ăn, sinh sản để bảo tồn bền vững các loài sinh vật đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm; có diện tích liền vùng đáp ứng yêu cầu bảo tồn bền vững của loài sinh vật đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm.
Khu rừng bảo vệ cảnh quan phải đảm bảo tiêu chí sau: Rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là rừng có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, trong đó có di tích lịch sử, văn hóa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Rừng tín ngưỡng là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng, gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng. Rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao là rừng có giá trị cao về bảo vệ cảnh quan môi trường, được cấp có thẩm quyền công nhận.
Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học là rừng có các hệ sinh thái đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học của các tổ chức khoa học, đào tạo có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, thực nghiệm khoa học lâm nghiệm theo quy định của pháp luật và có quy mô diện tích phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo lâm nghiệp lâu dài.
Vườn thực vật quốc gia là rừng có giá trị lưu trữ, sưu tập các loài thực vật ở Việt Nam và thế giới để phục vụ nghiên cứu, tham quan học tập, có số lượng loài từ 500 loài trở lên; được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Rừng giống quốc gia là khu rừng được cấp có thẩm quyền công nhận, bao gồm: Rừng giống trồng là rừng giống được trồng không theo sơ đồ bằng cây hạt thu từ các cây mẹ (cây trội); rừng giống chuyển hoá từ rừng tự nhiên là những lâm phần tốt nhất được chọn từ rừng tự nhiên, có diện tích ít nhất 3 ha, loài được chọn phải có ít nhất 50 cây đủ tiêu chuẩn lấy giống và đã được tác động các biện pháp kỹ thuật theo quy định; rừng giống chuyển hoá từ rừng trồng là khu rừng trồng (từ 5 - 7 tuổi cho cây mọc nhanh, 10 - 15 tuổi cho cây mọc chậm) có sinh trưởng tốt và đồng đều, có diện tích ít nhất 3 ha đạt tiêu chuẩn cây giống, trong đó ít nhất có 20% số cây đã có hạt hữu thụ.
Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất tiêu chí xác định rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;