Nông dân phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa (Ðác Nông) trồng dưa chuột trong nhà lưới, cho năng suất cao. ( Ảnh: TRẦN NGA ) |
Thời gian tới, Ðác Nông sẽ huy động các nguồn vốn để phát triển nhà ở, nhất là vốn của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và vốn của cộng đồng dân cư, người có nhu cầu về nhà ở, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở. Chương trình này nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân địa phương, hướng về lâu dài xóa bỏ hộ không có nhà ở, khó khăn về nhà ở; giảm nhà tạm, thiếu kiên cố. Việc phát triển nhà ở bảo đảm chất lượng, an toàn, tạo kiến trúc, cảnh quan, phù hợp với nếp sống văn hóa, phong tục, tập quán, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, tạo động lực phát triển đô thị và nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
* Ðồng Tháp thực hiện năm hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa
Tỉnh Ðồng Tháp đang thực hiện hiệu quả năm hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa: hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư vật tư kết hợp tiêu thụ; đầu tư vật tư kết hợp tiêu thụ; đầu tư vật tư nhưng không tiêu thụ lúa; không đầu tư vật tư nhưng ký kết hợp đồng tiêu thụ và mô hình "Doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp tham gia thực hiện chương trình thí điểm bảo hiểm cho cây lúa".
Năm 2012, tỉnh đã xây dựng mô hình liên kết sản xuất lúa cho hơn 17 nghìn ha đem hiệu quả kinh tế cao, năng suất đạt từ 6,1 tấn đến 7,6 tấn/ha, lợi nhuận tăng từ 2,1 triệu đồng đến 2,6 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình. Từ thành công đó vụ lúa đông xuân 2012-2013, tỉnh Ðồng Tháp tiếp tục thực hiện hơn 21 nghìn ha ở 62 cánh đồng liên kết với hơn 11 nghìn hộ tham gia. Hiệu quả kinh tế từ cánh đồng liên kết theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, phần lớn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất theo hướng hiện đại. Nông dân tham gia mô hình liên kết sản xuất lúa được lợi ích về việc chuyển biến từ mô hình sản xuất nhỏ lẻ sang quy mô lớn thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, liên kết tiêu thụ lúa, nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, góp phần tăng hiệu quả sản xuất. Hướng phát triển cánh đồng mẫu lớn, liên kết của tỉnh Ðồng Tháp sẽ quy hoạch từng vùng, từng khu vực, tùy thuộc vào cơ sở hạ tầng với quy mô mỗi cánh đồng từ 100 ha đến 600 ha.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;