Học tập đạo đức HCM

Nơi đất lành nở hoa “văn, võ”

Thứ hai - 11/03/2013 04:49
Một ngày đầu xuân, chúng tôi ghé thăm vùng đất Quảng Tân (Quảng Xương - Thanh Hóa) và được nghe câu đối nổi tiếng: “Tân Thượng vạn niên thiên tuấn kiệt/Quảng Tân muôn thuở địa anh hùng”. Hai làng nổi tiếng này là Dục Tú (làng văn) và Tân Thượng (làng võ).

Đất nghèo sinh “võ”

Theo giải thích của ông Phạm Hữu Thành, Bí thư Chi bộ thôn Tân Thượng, câu đối trên ý nói vùng đất này ngàn năm hun đúc đã sinh ra nhiều người tài giỏi. Tân Thượng - “làng võ” là vì nơi đây sinh ra nhiều vị tướng lĩnh trong quân đội, hiện đang công tác ở khắp mọi miền Tổ quốc.

Ông Lê Bá Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Quảng Tân cho biết: Toàn xã có 14 đại tá, 2 thiếu tướng, 2 trung tướng thì làng Tân Thượng có 2 trung tướng là ông Bùi Sĩ Vui, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy quân sự Trung ương và ông Nguyễn Xuân Công, nguyên Đô đốc Hải quân; 2 thiếu tướng là Bùi Sĩ Trinh, Phó cục trưởng Cục Chính trị (Bộ Tư lệnh Hải quân) và PGS.TS. Nguyễn Đình Bình, Học viện Quân sự Đà Lạt. Ngoài ra, còn có 11 người cấp tá, bao gồm cả đại tá và thượng tá. Hiện nay, lớp lớp thanh niên ở làng Tân Thượng vẫn phấn đấu tiếp nối truyền thống cha ông, luôn có ý thức học tập và thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự, năm nào Quảng Tân cũng đạt và vượt chỉ tiêu Nhà nước giao.

Tân Thượng cũng được biết đến là làng có truyền thống hiếu học. Trong 5 năm trở lại đây, làng có số lượng học sinh thi đậu đại học, cao đẳng với tỷ lệ khá cao. Ông Bùi Sĩ Tâm, Trưởng thôn cho biết: “Theo thống kê, thôn hiện có trên 30 người đang theo học tại các trường đại học trên cả nước; 19 người đang làm việc, công tác tại các cơ quan Nhà nước, trong đó có 6 thạc sĩ, tiến sĩ, tiêu biểu như ông Bùi Sĩ Lợi, đại biểu Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội”.

Ông Tâm cho biết thêm: “Hiện nay, làng có 106 hộ với trên 700 khẩu. Trước đây, làng có truyền thống làm quạt giấy, nhưng xã hội ngày càng phát triển nên nghề truyền thống bị mai một dần, người dân chuyển sang làm nông nghiệp hoặc kinh doanh dịch vụ. Đến nay, số người làm kinh doanh dịch vụ chiếm tới gần 70%, thu nhập bình quân 11,5 triệu đồng/người/năm”.

Năm 2001, Tân Thượng được công nhận là Làng văn hóa cấp huyện và là một trong những thôn đi đầu trong XDNTM. Cụ thể, thôn đã nhanh chóng hoàn thành chủ trương dồn điền đổi thửa với diện tích 23ha; đường được bê-tông hóa đến 90%; nhà tầng, nhà lầu đạt 75%; đời sống người dân được nâng cao rõ rệt.

Đất khó sinh “văn”

Chia tay “làng võ”, chúng tôi tới thăm “làng văn” Dục Tú, nơi sản sinh ra nhiều vị tiến sĩ, thi nhân, thầy đồ… Theo cụ Lê Thiên Tân (97 tuổi), nguyên Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương (1952 - 1955) thì trước đây, làng có tên là Nhân Hậu, sau mới đổi tên thành Dục Tú. Là làng thuần nông, tuy cuộc sống còn nghèo khó nhưng từ thời Lê Hoàn, nơi đây đã có nhiều người theo đuổi công danh bằng con đường thi cử, học hành, rồi dạy chữ Nho cho con cháu trong làng. Kế tục truyền thống dạy học đó mà trong làng dần dần có một lớp “thầy đồ” khá đông đảo. Hiện, Dục Tú là làng có số lượng giáo viên đông nhất huyện với trên 60 giáo viên đang dạy học từ bậc tiểu học, THCS, THPT tới giảng viên đại học. Nhiều gia đình có truyền thống làm nhà giáo như ông Lê Bá Chương, giảng viên Trường Đại học Vinh, có 4/8 người là giáo viên; gia đình ca sĩ Anh Thơ, hiện đang là giảng viên Nhạc viện Hà Nội, cũng có 6/8 giáo viên.

Tính đến nay, “làng văn” có gần 300 người đạt trình độ đại học và trên đại học, trong đó có 7 giáo sư, tiến sĩ chuyên nghiên cứu về nông nghiệp, y tế…

Ông Lê Bá Sáu, Chủ tịch UBND xã Quảng Tân cho biết: “Quảng Tân hiện đang là xã điểm XDNTM của huyện. Đây vừa là niềm tự hào, vừa là trách nhiệm của cán bộ và nhân dân Quảng Tân. Tuy nhiên, với sự tích cực năng động trong lãnh đạo, điều hành và sự chung tay mạnh mẽ của nhân dân và cộng đồng thôn xóm, trong đó có 2 thôn tiêu biểu là Dục Tú và Tân Thượng, chắc chắn chúng tôi sẽ hoàn thành các mục tiêu đề ra”.

Tân Thành – Mai Hằng
Nguồn:nonghtonmoihatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập803
  • Hôm nay67,370
  • Tháng hiện tại803,480
  • Tổng lượt truy cập93,181,144
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây