Học tập đạo đức HCM

Tỉnh Yên Bái: Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch làm đường giao thông nông thôn

Chủ nhật - 10/03/2013 10:15
Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 21/12/2011 và được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 217/QĐ-UBND ngày 09/3/2012. Ngay sau khi được ban hành, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc để triển khai thực hiện Đề án.
Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch 2012
Năm 2012 là năm đầu tiên triển khai thực hiện, song Đề án đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành và sự ủng hộ tích cực của nhân dân các địa phương. Tổng vốn ngân sách nhà nước bố trí thực hiện Đề án năm 2012 là 107 tỷ đồng; trong đó: ngân sách tỉnh 74,9 tỷ đồng, ngân sách huyện 32,1 tỷ đồng. Dự ước cả năm, toàn tỉnh hoàn thành kiên cố đường bê tông với tổng chiều dài 131 km/KH là 120,7 km, bằng 108,5% kế hoạch; đường đất mở mới với tổng chiều dài 348 km/KH 346,6 km, bằng 100,4% kế hoạch.
Đến nay, một số địa phương có tiến độ thực hiện nhanh: huyện Văn Yên hoàn thành kiên cố đường bê tông đạt 106% kế hoạch, đường đất mở mới đạt 91,3% kế hoạch; huyện Lục Yên hoàn thành kiên cố đường bê tông đạt 102,9% kế hoạch, đường đất mở mới đạt 79% kế hoạch; huyện Văn Chấn, Trạm Tấu hoàn thành kiên cố đường bê tông đạt 100% kế hoạch;...
Một trong những thành công khi Đề án triển khai là đã được đông đảo nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Trong quá trình xây dựng đường giao thông nông thôn, nhiều địa phương của tỉnh đã xuất hiện các sáng kiến, cách làm hay, thiết thực, trong đó nổi bật lên là phong trào hiến đất làm đường, chỉ tính riêng trong năm 2012 nhân dân toàn tỉnh đã hiến hàng nghìn mét vuông đất để làm đường giao thông.
Kết quả từ những cách làm sáng tạo
Huyện Văn Yên là địa phương chủ động và có nhiều sáng tạo trong việc phát triển đường giao thông nông thôn, cũng như đảm bảo tiến độ công trình. Chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2012, toàn huyện đã kiên cố hoá được gần 15 km đường bê tông liên thôn, liên xã với mặt đường rộng trên 3 m, hiện đang tiếp tục làm 10 km và dự kiến hoàn thành vào trung tuần tháng 12 này với tổng số vốn trên 5 tỷ đồng.
Tiêu biểu trong phong trào làm GTNT là các xã Báo Đáp hơn 8km, Việt Cường 3,2 km, Hoà Cuông 1,5 km...
Thực hiện Đề án phát triển đường GTNT huyện Văn Yên giai đoạn 2011- 2015, năm 2011, toàn huyện đã rải nhựa và bê tông hóa 37,5 km đường đến trung tâm các xã, mở rộng đường liên thôn (từ 3,5-5m) 61,17 km, vượt 52,9% so kế hoạch, cứng hóa 24,6 km mặt đường liên thôn.
Năm 2012, huyện tiếp tục thực hiện 30 công trình kiên cố hóa mặt đường liên thôn các xã, thị trấn bằng nguồn vốn “kích cầu”, với chiều dài tuyến 18,28 km và 21 công trình mở mới đường rộng 3,5 và 8 công trình mở mới đường rộng 2,5 m. Đến hết tháng 11, các xã, thị trấn trong huyện đã hoàn thành 25/30 công trình bàn giao đưa vào sử dụng với tổng chiều dài 16,510 km mặt đường bê tông, 3 công trình đang đổ bê tông mặt đường, đạt 80% khối lượng và 2 công trình đang thi công nền đường để hoàn thành bê tông hóa trong tháng 12. Nhân dân các xã đã mở mới 26/29 công trình, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng 36,5 km, còn 3 công trình đang khẩn trương thi công hoàn thành đưa vào sử dụng trong tháng 12 năm nay.
Yên Bình đang dồn sức đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường giao thông nông thôn.

Đối với huyện Yên Bình năm 2012, được tỉnh giao kế hoạch bê tông hóa 13 km đường và mở mới 54 km đường đất có chiều rộng mặt đường rộng ít nhất là 3 mét để phù hợp với quy định về xây dựng nông thôn mới. Theo quy định, việc xây dựng và mở mới các tuyến đường giao thông nông thôn năm 2012 được thực hiện theo cơ chế nhà nước hỗ trợ 60%; nhân dân đóng góp 40% tổng giá trị đầu tư. Nhằm phát huy nguồn lực của nhân dân trong việc đóng góp xây dựng đường giao thông, UBND huyện Yên Bình đã phân cấp quản lý để đầu tư xây dựng, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu, thấy được lợi ích của việc bê tông hóa và mở mới các tuyến đường giao thông nông thôn liên xã, từ đó tích cực hưởng ứng và tham gia.  

Từ việc có chủ trương hợp lòng dân, phong trào thi đua làm đường giao thông trên địa bàn huyện Yên Bình đã lan tỏa rộng khắp.
Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là yêu cầu cấp thiết và có tính chất sống còn đối với xã hội, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên hiện nay, trong số 687 km đường giao thông nông thôn của huyện mới có gần 40 km đường được bê tông hóa, gần 30 km được rải nhựa, còn lại chủ yếu là đường đất. Năm 2013 huyện Yên Bình tiếp tục được UBND tỉnh giao kế hoạch bê tông xi măng trên 20 km và mở mới, mở rộng nền đường gần 33 km đường giao thông nông thôn. Hiện nay, UBND huyện Yên Bình đã chỉ đạo các xã triển khai lập hồ sơ thiết kế, lập dự toán các công trình giao thông nông thôn . Huyện Yên Bình phấn đấu đến 2015 hoàn thành cơ bản việc bê tông hoá các tuyến đường trục xã, liên xã cho tất cả các xã trên địa bàn huyện. Đến năm 2020, phấn đấu 80% số xã có hệ thống giao thông cơ bản đáp ứng được tiêu chí nông thôn mới.
Đến thời điểm này thị xã Nghĩa Lộ cũng đã mở mới trên 9500m đường đất đạt 79% kế hoạch giao, hoàn thành trên 5500m đường bê tông bằng 67%.
Năm 2012 thị xã Nghĩa Lộ chỉ đạo các xã, phường triển khai thực hiện làm đường giao thông nông thôn theo 2 hệ thống là đường đất và đường bê tông. Đến thời điểm này toàn thị xã đã mở mới trên 9500m đường đất đạt 79% kế hoạch giao, hoàn thành trên 5500m đường bê tông bằng 67%. Trong đó có nhiều đơn vị đã hoàn thành 100% tuyến đường đất như phường Tân An, phường Pú Trạng; Ngoài ra một số xã, phường khác như: xã Nghĩa Phúc các tuyến đường đất hoàn thành đạt 83%, phường Cầu Thia 55%, xã Nghĩa An 51%; Đối với đường bê tông có phường Cầu Thia hoàn thành 100%, phường Pú Trạng 78%, phường Trung Tâm 74%, xã Nghĩa Lợi 70%, phường Tân An 60%.
Được biết với nguồn vốn hỗ trợ và sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền, người dân, các tuyến đường chưa hoàn thành đều được đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành trong tháng 12.
Phương tiện cơ giới thi công tuyến đường tổ 10 - phường Minh Tân.

Tại thành phố Yên Bái để thực hiện kế hoạch phát triển giao thông nông thôn thành phố đã chỉ đạo giao các quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật các công trình kiên cố hóa 84 tuyến đường đường giao thông nông thôn trên địa bàn 16 xã, phường có tổng chiều dài trên 26.000m, tổng mức đầu tư trên 35,5 tỷ đồng. Mở mới đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài trên 4.600 m tại các xã hợp Minh, Phúc Lộc, Văn Phú và Tân Thịnh. Để quá trình thực hiện việc triển khai làm đường giao thông nông thôn đạt được kết quả thuận lợi, thành phố đã giao cho UBND các xã, phường làm chủ đầu tư thực hiện kế hoạch chuẩn bị đầu tư. Trên cơ sở đó, các xã, phường đã hợp đồng với những đơn vị tư vấn đủ năng lực để thực hiện công tác lập hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật các tuyến đường. Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo và sự thống nhất cao về chủ trương, huy động nguồn lực đầu tư và sự đồng thuận cao trong nhân dân đã tạo điều kiện thuận lơi cho các bước triển khai xây dựng. Để đảm bảo hoàn thành kế hoạch làm đường giao thông nông thôn trong năm nay, thành phố đã chỉ đạo các phòng chuyên môn tiến hành rà soát, bổ sung công trình theo yêu cầu. Hướng dẫn các thủ tục tạm ứng kinh phí cho các xã, phường quyết toán công trình. Đồng thời yêu cầu các xã, phường triển khai thi công đồng loạt các tuyến kiên cố và mở mới. Thực hiện đầy đủ các nội dung công khai trong cộng đồng. Huy động các khoản đóng góp của nhân dân và các nguồn từ xã hội hóa. Thành lập ban chỉ đạo, ban quản lý dự án, ban giám sát cộng đồng đảm bảo quản lý công trình chặt chẽ, đúng quy  định chất lượng. Tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ thi công, chất lượng các công trình đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật đã được UBND thành phố phê duyệt.
Những cách làm hay và sáng tạo của các địa phương sẽ góp phần để tỉnh Yên Bái kiên cố hóa khoảng 400km mặt đường giao thông liên xã, đường từ xã xuống thôn, đường liên thôn bản và mở mới khoảng 500km đường thôn bản vào năm 2015 theo tinh thần Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Những con đường mới như nối dài thêm những niềm vui, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân và tăng cường giao lưu văn hóa giữa các vùng trong khu vực...
Theo  yenbai.gov.vn
 Tags: nhân dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập460
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm459
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại871,773
  • Tổng lượt truy cập92,045,502
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây