Học tập đạo đức HCM

Dịch vụ công ở nông thôn: Chưa dễ tiếp cận

Thứ ba - 30/07/2013 06:15
KTĐT - Kết quả nghiên cứu của Viện Chính sách, chiến lược phát triển nông thôn (IPSARD) - Bộ NN&PTNT vừa công bố cho thấy, việc tiếp cận các dịch vụ công của người dân nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các dịch vụ y tế và nước sạch.
 Nhiều người dân chưa hài lòng
Kết quả khảo sát của IPSARD tiến hành tại 3 tỉnh đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam gồm: Hà Nam, Bình Định, Vĩnh Long đã phần nào phản ánh thực trạng đáng băn khoăn hiện nay về việc tiếp cận với các dịch vụ công như y tế, nước sạch, thú y, khuyến nông của người dân nông thôn. Trong đó, bức xúc nhất là dịch vụ y tế, theo kết quả nghiên cứu, mới chỉ có 30% số hộ dân ghi nhận dễ dàng tiếp cận với dịch vụ này. Đa số hộ dân sống tại các xã vùng sâu, xa thường sử dụng dịch vụ y tế phi chính thức như thầy lang, y tế tư nhân thay vì đến trạm y tế xã khám bệnh. Điều đáng nói, gần 40% số người được hỏi chưa hài lòng với thái độ khám bệnh của nhân viên y tế xã.


Sử dụng nước sạch tại xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn. Ảnh: Quang Thiện
Tương tự, với dịch vụ nước sạch nông thôn, đa phần người dân chưa hài lòng với việc tiếp cận dịch vụ này, thậm chí có tới 18,8% số hộ trả lời thiếu nước sinh hoạt. Cùng với đó, một tỷ lệ đáng kể hộ dân phàn nàn về tình trạng đường ống nước hay đồng hồ nước hoạt động không tốt. Nhiều hộ dân chưa an tâm về chất lượng nước khi được cung cấp khi có tới 34,9% số hộ cho biết vẫn phải xử lý nước bằng thuốc và phèn trước khi sử dụng cho sinh hoạt gia đình. Đặc biệt, 58% số hộ dân chưa nhận được các thông tin liên quan tới chính sách hỗ trợ hay các chế độ tín dụng cho vay với nước sạch nông thôn…
TS Hoàng Vũ Quang - Giám đốc Trung tâm phát triển nông thôn (trực thuộc IPSARD) cho biết, khuyến nông và thú y là hai dịch vụ quan trọng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thực tế việc tiếp cận của người dân với những dịch vụ này còn nhiều hạn chế. Qua số liệu khảo sát, mới chỉ có 13,2% số hộ nông dân được tham gia mô hình trình diễn khuyến nông và 20,9% số hộ ghi nhận có sử dụng dịch vụ tư vấn của khuyến nông. Còn với dịch vụ thú y, chỉ có 20,5% số hộ được phỏng vấn ghi nhận thú y cơ sở chủ động trong việc đến tận nhà yêu cầu tiêm phòng cho vật nuôi. Năng lực quản lý của chính quyền và thú y cơ sở khi có dịch bệnh còn hạn chế, vẫn còn tình trạng bán chạy vật nuôi, vận chuyển vật nuôi bị bệnh ra ngoài hay vứt xác ra ngoài môi trường.
Sớm đẩy mạnh xã hội hóa
Xã hội hóa dịch vụ công nông thôn cần tiến hành từng bước và lựa chọn địa điểm phù hợp, trong đó dành ưu tiên đầu tư của Nhà nước cho những nơi khó khăn, có thu nhập thấp.
Ông Hồ Xuân HùngChủ tịch Tổng hội NN&PTNT Việt Nam
TS Vũ Trọng Bình - Phó Viện trưởng IPSARD nhận định, trong những năm qua dịch vụ công thiết yếu ở khu vực nông thôn đã được cải thiện đáng kể, góp phần quan trọng nâng cao đời sống cho nông dân. Tuy nhiên, với kết quả nghiên cứu trên, đòi hỏi cần có sự thay đổi trong chính sách cung ứng dịch vụ công từ phía Nhà nước. Theo đó, Nhà nước cần đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tư nhân tham gia vào cung ứng dịch vụ công nông thôn và vai trò của Nhà nước là đứng ra điều phối, quản trị chung các dịch vụ công này.Đồng quan điểm trên, ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT Việt Nam cho rằng, từ nhiều năm nay chủ yếu các dịch vụ công ở nông thôn vẫn do Nhà nước cung ứng. Do đó, cần phải thay đổi quan điểm này, chẳng hạn bên cạnh dịch vụ y tế công, phải có dịch vụ y tế tư nhân, chăm sóc sức khỏe tại gia đình cho người dân. Ngay cả với trạm y tế xã cũng có thể xã hội hóa, không nhất thiết phải là công lập.
Xây dựng các dịch vụ công đáp ứng yêu cầu của người dân cũng là một trong những yêu cầu quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, làm thế nào để đưa các dịch vụ công này tới tận tay người nông dân với chất lượng tốt nhất, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và tạo sự công bằng xã hội là bài toán cần sớm có lời giải.
Thiện Quang
theo ktdtt
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập414
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm411
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại194,128
  • Tổng lượt truy cập90,257,521
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây