Học tập đạo đức HCM

Điểm sáng La Dêê

Thứ hai - 27/08/2012 11:13
Đến La Dêê hôm nay, chúng tôi được biết đông đảo bà con đồng bào Cơtu, Tàriềng, Ve đã có ý thức làm ăn và phát triển kinh tế, nhiều gia đình đã có kinh tế ổn định và từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

 

Nằm giáp biên giới với nước bạn Lào, xã La Dêê, huyện Nam Giang (Quảng Nam) còn rất nhiều khó khăn. Ông Bhríu Ngươl – Phó Chủ tịch UBND xã La Dêê cho biết: “Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội và an ninh quốc phòng, tháng 8.2011, xã La Dêê tách ra thành hai đơn vị hành chính: La Dêê và Đăk Tôi. Hiện toàn xã La Dêê gồm có 6 thôn: Công Tơrơng, Đăk Chờđai, Đăk Hàlôi, Đăk Pênh, Đăk Rế và Đăk Ôốc với 296 hộ gia đình, 1.406 nhân khẩu, là nơi sinh sống các dân tộc anh em cùng sinh sống như: Cơtu, Tàriềng và Ve”.

 
Bà con xã La Dêê trong một buổi sinh hoạt cộng đồng.

 

Mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) của xã La Dêê giai đoạn 2011-2016 là đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển toàn diện, bền vững, đa dạng hoá cây trồng và con vật nuôi, chuyển đổi mùa vụ phù hợp với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng, gắn với phát triển nông nghiệp và bảo vệ tài nguyên đất rừng.

 

Ông Blúp Vớt - Chủ tịch UBND xã La Dêê cho biết: “Thực hiện kế hoạch xây dựng NTM, chúng tôi đã tiến hành lồng ghép các nguồn vốn hiện có một cách có hiệu quả. Tổ chức triển khai thực hiện nhanh các nhiệm vụ cấp thiết theo lựa chọn của người dân trên địa bàn từ xã đến tận thôn.

 

Sắp đến xã sẽ chọn từ 1-2 thôn làm điểm để tổ chức triển khai thực hiện sau đó nhân rộng trên toàn xã”. Cũng theo ông Blúp Vớt, triển khai thực hiện đề án, cần quan tâm thực hiện những nội dung, tiêu chí để vận động nguồn nhân lực như: Vận động hiến đất mở đường giao thông thôn, xóm, tạo cảnh quan nhà ở và thực hiện đạt các tiêu chí về đảm bảo an ninh trật tự xã hội.

 

La Dêê có diện tích gần 293ha, trong đó chủ yếu là đất nông, lâm nghiệp. Xã đã trồng được nhiều loại cây như lúa, chuối, sắn, cao su, keo lá tràm… Đến La Dêê hôm nay, chúng tôi được biết đông đảo bà con đồng bào Cơtu, Tàriềng, Ve đã có ý thức làm ăn và phát triển kinh tế.

 

Với sự đổi mới này, hiệu quả công việc thấy rất rõ, nhiều gia đình đã có kinh tế ổn định và từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững. Bà con chung sức góp tiền và công sức xây dựng đường bê tông nông thôn nên việc đi lại của người dân thuận lợi hơn…

 

Ngày 27/8/2012 - Theo danviet.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập120
  • Hôm nay10,032
  • Tháng hiện tại323,722
  • Tổng lượt truy cập90,387,115
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây