Học tập đạo đức HCM

Tính chuyện xuất khẩu urê

Thứ bảy - 25/08/2012 11:10
Từ một quốc gia mà nền nông nghiệp gần như phụ thuộc hoàn toàn vào phân urê - loại phân quan trọng trong sản xuất nông nghiêp – vào trước năm 2004 khi chưa có nhà máy phân đạm Phú Mỹ thì sau đó, Việt Nam tự chủ dần urê và hiện nay đáp ứng 50% nhu cầu.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất urê trong nước giờ đây lại phải lo tính đường xuất khẩu bởi cuối năm nay, sẽ bắt đầu có tình trạng dư thừa nguồn cung urê.

Vận chuyển urê của Nhà máy Đạm Phú Mỹ - TL.

Dư thừa

Ông Nguyễn Hồng Vinh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo), được nông dân trong nước biết tới với thương hiệu phân bón Đạm Phú Mỹ (DPM), cho biết với nhu cầu phân urê cả nước chỉ khoảng 2 triệu tấn/năm trong khi năng lực sản xuất phân urê của các nhà máy trong nước sẽ ở ngưỡng 2,6 triệu tấn vào năm nay.

Việc các nhà sản xuất urê trong nước, mà lớn nhất là PVFCCo phải tính chuyện đẩy mạnh xuất khẩu, tìm kiếm khách hàng và thị trường quốc tế là yêu cầu bắt buộc với mỗi doanh nghiệp sản xuất phân urê để đảm bảo ổn định đầu ra cho sản xuất và hạn chế các tác động bất lợi từ sự cạnh tranh gay gắt tại thị trường trong nước.

Từ năm nay, nguồn cung urê trong nước tăng mạnh với việc nhà máy đạm Cà Mau công suất 800.000 tấn/năm đã đi vào sản xuất trong quí 2 năm nay. Nhà máy đạm Ninh Bình công suất 560.000 tấn/năm dự kiến cho sản phẩm thương mại trong quí 3 này.

Quan trọng hơn, trong năm tới trở đi, thị trường urê trong nước sẽ trong tình trạng dư thừa 450.000-700.000 tấn/năm khi nhà máy đạm Ninh Bình hoạt động 100% công suất và nhà máy đạm Hà Bắc đầu tư mở rộng thêm cho năng lực sản xuất 285.000 tấn và có thể nâng công suất lên 475.000 tấn vào năm 2015.

Đạm Cà Mau giới thiệu sản phẩm urê với nông dân tại một hội chợ ở Cần Thơ - Ảnh: TL.

Xuất khẩu urê đi đâu?

Một điểm đáng lưu ý là Trung Quốc, vốn là nơi xuất khẩu urê mạnh sang Việt Nam và các nước trong khu vực trong những năm qua, thì từ năm tới trở đi, theo các chuyên gia phân bón, nước này có thể xảy ra hiện tượng thiếu hụt urê do việc đóng cửa các nhà máy sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm, các nhà máy hoạt động không hiệu quả do chi phí đầu vào gia tăng.

Điều này làm giảm nguồn cung trong khi nhu cầu urê của ngành nông nghiệp nước này lại tăng cao.

Không phải tới bây giờ các nhà máy sản xuất phân urê trong nước mới lo tìm đường xuất khẩu mà trong những năm qua, PVFCCo với tư cách là nhà sản xuất urê lớn nhất Việt Nam, đã lo tìm cách xúc tiến xuất khẩu sang các thị trường lân cận. Ông Nguyễn Hồng Vinh cho biết, từ năm ngoái, tổng công ty đã mở chi nhánh tại thị trường Campuchia và bắt đầu triển khai xây dựng mạng lưới phân phối, năm nay thì mở văn phòng đại diện tại Myanmar.

Kết quả đó thể hiện qua con số xuất khẩu urê của PVFCCo trong 6 tháng đầu năm được 50.820 tấn qua một số thị trường trong khu vực Asean, đặc biệt đã xuất sang Phillipines hơn 30.000 tấn.

Theo ông Vinh, nhờ có vị trí thuận lợi nằm gần vùng tiêu thụ phân bón lớn như Thái Lan, Campuchia, Phillipines, Myanmar... nên sản phẩm phân bón của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm cùng chủng loại của các nước Trung Đông và vùng Baltic, vốn là những nơi xuất khẩu urê trên thế giới và nhiều năm qua, Việt Nam từng nhập urê từ những thị trường này.

Thời gian vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang các nước trong khu vực Asean chỉ mất từ 3-5 ngày/chuyến hàng, ít hơn nhiều so với 40-50 ngày/chuyến hàng vận chuyển từ các nước Trung Đông và vùng Baltic. Thêm vào đó, cước phí vận chuyển từ Việt Nam đi các nước khu vực cũng thấp hơn so với các nước khác từ Trung Đông và vùng Baltic.

Giáo sư – tiến sĩ Mai Văn Quyền, nguyên Viện phó Viện Kho học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam cho biết, với hơn 4 triệu héc ta đất sản xuất nông nghiệp, đại hình bằng phẳng, tiện lợi cho sản xuất lúa hàng hóa nên Campuchia là thị trường lớn cho urê Việt Nam. Nếu như trước đây, người nông dân Campuchia chủ yếu làm lúa 1 vụ thì nay đã có gần nửa triệu héc ta đất trồng lúa thâm canh 2-3 vụ/năm, mà trồng lúa như thế này thì lại rất cần urê.

Tuy nhiên, việc xuất khẩu urê sang các nước Asean cũng không phải muốn là được. Myanmar được các nhà sản xuất urê Việt Nam xem là thị trường tiềm năng lớn cho xuất khẩu phân bón do năng lực sản xuất phân urê của nước này mới đáp ứng được 10% nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp.

Với chính sách trợ giá của chính phủ Myanmar đối với mặt hàng phân bón, cộng thêm hệ thống ngân hàng, tài chính, hạ tầng logistics giao nhận hàng hóa yếu kém, nhập khẩu phân phải được cấp phép theo chuyến, ngoại tệ cho thanh toán hạn hẹp, nông dân do sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu nên ít dùng phân bón, sự cạnh tranh quyết liệt của phân bón có nguồn gốc nhập lậu từ Trung Quốc... là những khó khăn mà các nhà xuất khẩu urê Việt Nam phải tính tới.

Thái Lan thì có đặc thù riêng, sử dụng 100% urê hạt đục (đạm Cà Mau sản xuất urê hạt đục, đạm Phú Mỹ sản xuất urê hạt trong), nông dân Thái chưa có thói quen sử dụng urê hạt trong nên cần phải có thời gian để thay đổi và thị trường này, theo PVFCCo, chưa tính tới, ngoại trừ thời gian tới đạm Cà Mau hoạt động ổn định mới tính tới thâm nhập sang Thái.

Theo Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước đã xuất khẩu 425.000 tấn phân bón các loại với kim ngạch 188 triệu đô la, tăng 22% về khối lượng và 73% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường xuất khẩu chính vẫn là Campuchia với 2 loại phân bón chủ chốt là urê và phân phức hợp NPK.
Hồng Ngọc
TheSaigontimes

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập102
  • Hôm nay32,085
  • Tháng hiện tại1,121,266
  • Tổng lượt truy cập92,294,995
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây