Học tập đạo đức HCM

Gia Lâm: Viết tiếp những chuyện vui…

Thứ bảy - 25/08/2012 05:22
Là huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, bên cạnh lợi thế về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, Gia Lâm còn có cái khó rất "đặc thù" của vùng đất nửa quê nửa phố. Tuy nhiên, trong chặng đường xây dựng và phát triển, vùng đất này đã viết nên nhiều trang hào hùng, tươi đẹp mà không phải địa phương nào cũng có được. Và giờ đây, Gia Lâm đang viết tiếp những chuyện vui về xây dựng nông thôn mới (XDNTM)…
 
Chăm sóc rau sạch ở xã Văn Đức (Gia Lâm).

"Cán đích" 16 tiêu chí

Trong một lần trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thiết Cương, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hà Nội) cho rằng, dù thành phố quyết tâm có 40% số xã (tương đương 161 xã) hoàn thành mục tiêu XDNTM vào năm 2015, nhưng cá nhân ông chỉ hy vọng các xã này tiệm cận các tiêu chí NTM. Đến Gia Lâm, được mắt thấy tai nghe những thành quả trong quá trình XDNTM ở đây, chúng tôi tin rằng đến năm 2015, địa phương không chỉ tiệm cận mà có thể hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra.

Trên thực tế, chưa hết nửa đầu năm 2012, Gia Lâm đã đạt 16 tiêu chí NTM. Những lĩnh vực đã "cán đích", bao gồm: bưu điện, hộ nghèo, hình thức tổ chức sản xuất, nhà ở dân cư, giáo dục, văn hóa, an ninh trật tự, hệ thống chính trị, quy hoạch, điện nông thôn, trường học, thu nhập, y tế, giao thông, cơ sở văn hóa, chợ nông thôn. Về kế hoạch vốn đầu tư XDNTM năm 2012, địa phương dành tới 66.756 triệu đồng, trong đó, ngân sách thành phố 13.260 triệu đồng, từ vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia, thành phố 5.000 triệu đồng, huyện 48.496 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm, Gia Lâm đã giải ngân được 41,7% dự toán.

Riêng tại xã điểm Đa Tốn, Gia Lâm đã dành nhiều chương trình trọng điểm cho địa phương này. Song song đó, do là 1 trong 15 xã được UBND thành phố chọn làm thí điểm XDNTM nên Đa Tốn cũng tranh thủ được nhiều nguồn lực để sớm cán đích. Hiện, Đa Tốn đang triển khai xây dựng đường trục, kè và hệ thống thoát nước hai thôn Đào Xuyên, Lê Xá với tổng chiều dài 1.249m, kinh phí 4.940 triệu đồng; dự án nước sạch và vệ sinh môi trường với tổng dự toán 35.000 triệu đồng; dự án xây dựng phòng học mầm non 20.513 triệu đồng; dự án chân điểm thu gom rác cho 2 thôn Lê Xá và Ngọc Động 320 triệu đồng;…

Ngoài ra, địa phương cũng triển khai các công trình kênh mương, trụ sở hành chính xã, chợ,… để bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang.

Một trong những niềm tự hào của Gia Lâm là trong quá trình XDNTM, địa phương luôn xác định làm tốt công tác quy hoạch bởi đây là khởi nguồn của nhiều vấn đề phát triển về lâu dài. Hiện, toàn bộ 20 xã trên địa bàn đã lập xong đồ án quy hoạch nông thôn mới, trong đó 18 xã đã được các cấp, ngành có thẩm quyền phê duyệt. Hướng đi chú trọng công tác quy hoạch của Gia Lâm sẽ là bài học cho những địa phương khác của TP. Hà Nội và nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước, bởi làm tốt khâu quy hoạch thì vấn đề vệ sinh môi trường, cảnh quan, xây dựng hạ tầng,… sẽ không gặp phải tình trạng "đụng đâu vướng đó" như nhiều nơi khác.

Bên cạnh những thành tựu đó, Gia Lâm càng tự hào hơn bởi so với một số địa phương ven đô của Hà Nội, nơi đây đã làm khá tốt công tác vệ sinh môi trường. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng được khắc phục và kiểm soát tốt hơn, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe, đời sống nhân dân.

Nhận diện và vượt qua khó khăn

Nếu chỉ nhìn bề nổi, Gia Lâm sẽ không còn vấn đề gì phải trăn trở, lo lắng. Tuy nhiên, cái khó của địa phương cũng rất nhiều và gai góc. Ông Phạm Huy Việt, Chủ tịch UBND huyện cho biết, nơi đây là phố thị xen với thôn quê, ruộng canh tác xen với nhà máy, ao chuôm gần khu công nghiệp…, do đó Gia Lâm phải đối mặt với khá nhiều thách thức, nhất là trong các vấn đề văn hóa, xã hội. 

 

Sơ chế rau an toàn ở xã Văn Đức.


Có thể nói, khó khăn lớn nhất của Gia Lâm là hoạt động kinh tế tập thể ở nông thôn, đặc biệt là hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp còn kém năng động, chưa nhanh nhạy trong cơ chế thị trường; một số đơn vị chưa thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc cho kinh tế hộ phát triển.

 

Khó khăn tiếp theo là dù đến nay, việc xây dựng các quy hoạch theo bộ tiêu chí quốc gia về NTM đã được quan tâm triển khai nhưng tiến độ thực hiện tại một số xã còn chậm, chưa quyết liệt, chất lượng quy hoạch chưa cao, chưa bám sát vào các tiêu chí, tiêu chuẩn quy định...

Chính vì những tồn tại này mà trong năm qua, dù tốc độ tăng trưởng của huyện Gia Lâm đạt khá nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu đề ra, cơ cấu kinh tế chưa như kỳ vọng. Một số mục tiêu cụ thể trong các đề án phát triển kinh tế của huyện chưa thực hiện được hoặc thực hiện chưa đạt hiệu quả; chưa có nhiều giải pháp mang tính đột phá trong phát triển kinh tế…

Đến nay, dù đã có nhiều nỗ lực và đạt được những thành quả nhất định, nhưng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện còn chậm; chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các ngành kinh tế chưa cao. Những khó khăn chung, hạn chế chung dẫn đến việc đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế.

Từ chỗ nhận diện được khó khăn, tồn tại trên, Gia Lâm đã chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế ấy và xây dựng phương hướng khắc phục. The đó, huyện xác định, yếu tố con người là then chốt và đã huy động nguồn lực trí tuệ của đội ngũ lãnh đạo và sự đồng lòng, quyết tâm của toàn thể nhân dân trong quá trình XDNTM, trong đó phong trào hỗ trợ sản xuất được quan tâm đẩy mạnh và dành được nhiều thành tựu quan trọng.

Bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế, việc chăm lo cho lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng là vấn đề được lãnh đạo huyện Gia Lâm đặc biệt quan tâm. Trong quá trình đó, huyện luôn thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, cổ động, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhân dịp lễ, Tết,… Trong toàn huyện, phong trào thể dục thể thao được phát động và phát triển mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân, đi sâu vào từng khu dân cư. Các vấn đề dân sinh, xã hội ngày càng được giải quyết theo chiều hướng tích cực. Theo đó, huyện đã quản lý tốt các đối tượng nghiện ma túy; triển khai dự án hỗ trợ việc làm; vận động ủng hộ Quỹ Vì người nghèo; hỗ trợ kinh tế hộ thông qua các chương trình cho vay vốn ưu đãi;… Ngoài ra, các chính sách xã hội cũng luôn được huyện Gia Lâm thực hiện nghiêm túc, rốt ráo. Công tác giáo dục với những hoạt động tích cực đang dần đưa vị thế của địa phương lên thứ bậc cao hơn trong bảng thành tích giáo dục toàn thành phố. Công tác y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc bảo vệ trẻ em trở thành nhiệm vụ thường xuyên, xuyên suốt trong quá trình hoạt động.

Những chương trình xuất phát từ lợi ích của nhân dân đã mang lại cho Gia Lâm bộ mặt NTM ngày càng khang trang, đời sống văn hóa tinh thần trong cộng đồng dân cư được nâng lên đáng kể…

Câu chuyện vui ở Gia Lâm bây giờ không chỉ dừng lại ở những nhà máy, xí nghiệp, công ty làm ăn hiệu quả, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động địa phương; không dừng lại ở những dự án quy mô, hoành tráng hàng triệu đô la Mỹ đang được hình thành... mà cao hơn, câu chuyện vui đó còn được ghi lại từ những mái ấm gia đình nhờ chương trình XDNTM, đời sống đang khá lên từng ngày, con cái có điều kiện học hành đến nơi đến chốn. Sự phát triển, rạng danh của một địa phương, vùng đất nào đó, xét cho cùng, phải được đánh dấu bằng những "nấc thang" nhân văn như vậy…

Quỳnh Chi

 

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập111
  • Hôm nay9,932
  • Tháng hiện tại323,622
  • Tổng lượt truy cập90,387,015
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây