Học tập đạo đức HCM

Điểm tin báo chí ngày 24 tháng 9 năm 2016

Chủ nhật - 25/09/2016 20:46
Trong ngày 24/9/2016, các báo: Hà Tĩnh, Nông thôn ngày nay (Dân Việt điện tử), Nông nghiệp Việt Nam có các tin, bài phản ánh những thông tin nổi bật liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới.

 

1/ Báo Hà Tĩnh đăng các tin, bài:

Ngừng chính sách hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp từ ngày 1/10/2016 – Nhóm PV: Ngày 24/9, HĐND tỉnh khóa XVII triệu tập Kỳ họp thứ 2 – kỳ họp chuyên đề để bàn và thông qua một số quyết sách quan trọng, trong đó có Tờ trình số 310 của UBND tỉnh về việc bãi bỏ chính sách hỗ trợ cơ giới hóa trong nông nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là quyết định hợp lý bởi trên thực tế hiện nay số lượng máy đã có cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu làm đất và thu hoạch. Với số tiền hỗ trợ một lần tới 40% kinh phí mua máy gặt đập liên hợp và máy làm đất (32 mã lực trở lên), cộng với chính sách hỗ trợ lãi suất cho số tiền vay ngân hàng, nông dân Hà Tĩnh đã có một cơ hội lớn chưa từng có trong việc thực hiện cơ giới hóa sản xuất. Bởi vậy, chỉ hơn 2 năm thực hiện chính sách đã đi vào thực tiễn và có sức lan tỏa tại nhiều địa phương. 2.318 máy gặt đập liên hợp và máy làm đất đã được trang bị mới nhờ sự kích cầu của chính sách, góp phần đẩy nhanh tiến độ cơ giới hóa trong nông nghiệp. Hiện nay số lượng máy gặt đập, máy làm đất đã cơ bản đáp ứng được quỹ đất sản xuất. Tuy nhiên điều mà cử tri chờ đợi và các đại biểu tham gia kỳ họp băn khoăn đó là công tác giải ngân số tiền hỗ trợ cho những máy móc đã được mua sắm, nghiệm thu còn chậm. Đến thời điểm này, mới chỉ có 611/2.318 máy được hỗ trợ với kinh phí gần 49 tỷ đồng. 1.707 máy còn lại (chiếm khoảng ¾ tổng số máy được đầu tư theo chính sách) đã được nghiệm thu theo đúng quy định chưa được nhận số tiền hỗ trợ một lần từ ngân sách Nhà nước. Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh cho biết, tỉnh sẽ bố trí ngân sách hỗ trợ số máy đã được trang bị theo chính sách hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp. Tuy nhiên, các địa phương, sở ngành liên quan cần phổ biến, tuyên truyền và kiểm soát không để xảy ra tình trạng ồ ạt mua máy trước khi chính sách hỗ trợ cơ giới hóa trong nông nghiệp hết hiệu lực.

2/Báo thôn ngày nay (Dân Việt điện tử) đăng các tin, bài:

Ngỗ giám đốc và mối duyên nợ với cây lúa – Tác giả Chúc Ly: Anh Trần Văn Ngỗ, ngụ ấp Thanh Sơn, xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) là 1 nông dân năng động. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Ngỗ còn giúp nhiều nông dân khác thoát nghèo, vươn lên khấm khá. Với tổng diện tích sản xuất lúa giống, lúa hàng hóa 2,2ha, mỗi năm canh tác 3 vụ, tùy theo điều kiện tiêu thụ mà anh Ngỗ sẽ chọn loại hình sản xuất nào, đồng thời anh quan niệm chỉ sản xuất những giống lúa tốt, chất lượng cao và có nguồn gốc. Nhờ áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến “1 phải 5 giảm” nên năng suất lúa giống đạt khoảng 6 tấn/ha (lúa khô), lúa hàng hóa từ 7-8 tấn/ha (lúa tươi). Nhiều năm nay HTX chưa bao giờ bị hụt đầu ra, ngay từ đầu vụ đã ký hợp đồng bao tiêu nên xã viên rất yên tâm. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Ngỗ còn nhiệt tình chỉ dẫn cho xã viên, định hướng sản xuất và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Từ khi thành lập đến nay, HTX Thanh Sơn đã giúp cho nhiều nông dân trở nên khấm khá nhờ sản xuất lúa. Ngoài hoạt động của HTX, anh Ngỗ còn đứng ra thành lập riêng 1 đội dịch vụ lao động việc làm nông thôn, số lượng 59 người, chuyên nhận những công việc làm thuê tại địa phương như cây lúa, khử lẫn trong làm lúa giống; tưới phân, xịt thuốc, vác lúa… Từ khi có việc làm ổn định, nhiều hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, thu nhập bình quân của thành viên khoảng 40 triệu đồng/năm. Hiện HTX Thanh Sơn có tổng diện tích 145ha, với 103 thành viên. Nhờ làm ăn hiệu quả nên tổng lợi nhuận của HTX đạt trên 11 tỷ đồng/năm.

Thu hơn 1 tỷ đồng/năm từ 1.200m2 nuôi tôm thẻ - Tác giả Thanh Xuân: Dù chỉ sở hữu ao nuôi rất nhỏ với 1.200m2 nhưng do say mê tìm tòi học hỏi, ông Đặng Ngọc Vạn ở xã Vạn Hạnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) vẫn bỏ túi hơn 1 tỷ đồng mỗi năm từ nuôi tôm thẻ chân trắng.  Theo ông Vạn, mỗi lứa tôm ông nuôi trung bình 70 ngày, cộng với thời gian xử lý ao là 90 ngày thì một năm cũng nuôi được 3 vụ. Với giá cả thị trường ổn định thì mỗi năm gia đình ông Vạn cũng bỏ túi khoảng 1,2 – 1,5 tỷ đồng từ nuôi tôm thẻ chân trắng. Chia sẻ về bí quyết thành công, ông Vạn cho biết, đầu tiên là phải xử lý nước thật tốt, còn môi trường nước xấu thì giống có tốt đến đâu cũng vẫn thất bại. Thứ 2 là lựa chọn được con giống tốt, ông chọn giống tôm của Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung ở Bình Thuận.

 

3/Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:  

Triển khai chương trình giảm nghèo bền vững – Tác giả Phạm Văn Phú: Trong những năm qua, Hà Giang đẩy mạnh triển khai các chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, năm 2015 còn 18,1%, giảm 23,7% so với năm 2011. Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và hạn chế hiện tượng tái nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cản thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân đồng thời tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, tiếp cận thông tin.

Những cực chiến binh triệu phú ở Lực Hành – Tác giả Đào Thanh: Đi qua chiến tranh, bom đạn, những CCB ở xã Lực Hành, Yên Sơn, Tuyên Quang có được tinh thần gan dạ với một ý chí mãnh liệt. Về với đời thường, trên mặt trận kinh té, họ chăng ngại khó, ngại khổ, biến những đồi hoang rậm rạp thành vườn cây ăn quả bạt ngàn. Những CCB hai bàn tay trắng năm xưa nay đã thành triệu phú.
Tổng hợp: Minh Tâm 
 Tags: nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập495
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại843,176
  • Tổng lượt truy cập92,016,905
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây