Học tập đạo đức HCM

Điện Bàn: Diện mạo mới, sức sống mới

Thứ năm - 24/07/2014 22:43
Mục tiêu của Điện Bàn (Quảng Nam) sẽ trở thành thị xã vào năm 2015, vì vậy trong những năm qua, ưu tiên hàng đầu của địa phương này là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, nhất là hạ tầng đô thị, hạ tầng nông thôn để tạo một diện mạo mới, sức sống mới cho Điện Bàn.

Với sự quyết tâm và vào cuộc quyết liệt, Điện Bàn đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, đóng góp không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đầu tư gần 4.000 tỷ đồng

Ông Trần Úc- Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Bàn cho biết, trong mấy năm gần đây, tổng nguồn vốn đầu tư xã hội cho phát triển kết cấu hạ tầng của Điện Bàn gần 4.000 tỷ đồng, nhờ đó hệ thống hạ tầng đô thị, hạ tầng tại các cụm công nghiệp, thương mại dịch vụ, hệ thống kênh mương, thủy lợi, y tế, trường học, các tuyến giao thông liên xã, liên thôn… đã được đầu tư xây dựng, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

“Hiện nay, khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc đã có trên 50 dự án đăng ký đầu tư thuộc các lĩnh vực: Dân cư đô thị, biệt thự cao cấp, giáo dục đào tạo, bệnh viện, dịch vụ thương mại, thể thao, du lịch … Có nhiều dự án hoàn thành đưa vào sử dụng như: Khu đô thị 1A, 1B, Khu biệt thự Bồng lai, Khu đô thị số 6, Khu đô thị 11, Trường Đại học Nội vụ, Trường Tư thục nhiều cấp học Hoàng Sa, Khu chợ mới Điện Ngọc, Trung tâm ngoại trú nuôi dạy trẻ em khuyết tật Điện Bàn... Ngoài ra, hạ tầng thị trấn Vĩnh Điện từng bước đầu tư với các dự án trọng điểm đã giúp cho Vĩnh Điện “thay da đổi thịt” nhanh chóng, như: Khu dân cư Khối 3, Khu phố chợ Vĩnh Điện, Khu trung tâm hành chính…” - ông Úc thông tin thêm.

Theo ông Nguyễn Hữu Trung – Giám đốc Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình Điện Bàn, những năm qua, nhiều công trình trọng điểm được huyện đầu tư thực hiện đã tạo nên nhiều dấu ấn phát triển của Điện Bàn. Việc hoàn thành xây dựng đường Trung tâm hành chính, ĐH 9, hạ tầng kỹ thuật khu dân cư khối 3, 4, 5, 6, 7; xây dựng cầu Bến Đá, Khu bảo tàng huyện, Khu trung tâm văn hóa, thể dục thể thao; nâng cấp hệ thống thoát nước thải, hệ thống cây xanh... đã mang tới cho Điện Bàn một diện mạo mới. Cùng với trung ương và tỉnh đầu tư nâng cấp các trục giao thông quốc lộ, tỉnh lộ thì hạ tầng giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, bê tông kênh mương cũng được quan tâm đầu tư mạnh.

Quan tâm giáo dục, y tế

Bên cạnh việc chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông ở khu vực thành thị, hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa cũng được địa phương này quan tâm đầu tư đáng kể. Đến nay hầu hết các trường học trên địa bàn được đầu tư hoàn chỉnh và đạt chuẩn quốc gia; 20 trạm y tế xã, thị trấn được kiên cố hóa; các thiết chế văn hóa thôn, các công trình thể dục thể thao cũng được quan tâm đầu tư, cơ bản giải quyết các nhu cầu bức xúc trước mắt về đời sống văn hóa của nhân dân..

Ông Trung cho rằng, thời gian qua, để đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ các công trình, trong quá trình triển khai dự án, các cơ quan chuyên môn của huyện đã triển khai các biện pháp quản lý chặt chẽ, kết hợp với hoạt động kiểm tra của các tổ giám sát cộng đồng tại địa phương một cách khá hiệu quả. Nhờ đó, sau khi đưa vào khai thác, vận hành thì các dự án đã phát huy tối đa hiệu quả, đáp ứng nhu cầu và được người dân tin tưởng.

    Mục tiêu của Điện Bàn (Quảng Nam) sẽ trở thành thị xã vào năm 2015, vì vậy trong những năm qua, ưu tiên hàng đầu của địa phương này là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, nhất là hạ tầng đô thị, hạ tầng nông thôn để tạo một diện mạo mới, sức sống mới cho Điện Bàn. 
 
Đoàn Hồng
Nguồn danviet.vn
 Tags: hạ tầng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập48
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm47
  • Hôm nay14,251
  • Tháng hiện tại140,813
  • Tổng lượt truy cập85,047,849
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây