Học tập đạo đức HCM

Hòa Vang đột phá khâu SX

Thứ sáu - 25/07/2014 04:44
Cùng với nâng cấp cơ sở hạ tầng, thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đặc biệt chú trọng phát triển SX.
 
Hòa Vang đột phá khâu SX
Mô hình nuôi dê của hộ anh Trần Văn Phúc ở thôn An Châu, xã Hòa Phú


Đó là nhân rộng các mô hình kinh tế và coi đây là bước đột phá để tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Sau hơn 3 năm thực hiện chủ trương đúng đắn này, Hòa Vang đã gặt hái kết quả đáng khích lệ trong phát triển kinh tế hộ.

Hàng loạt mô hình kinh tế hiệu quả thi nhau ra đời đã khẳng định: nông dân dư sức làm giàu ngay tại nơi họ sinh sống, nếu mạnh dạn đầu tư làm ăn quy mô lớn, ứng dụng tiến bộ KHKT, gắn kết với thị trường, có sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả từ cơ quan chức năng và chính quyền các cấp.

Mô hình đầu tiên chúng tôi đề cập đó là phát triển kinh tế hộ, kết hợp chăn nuôi quy mô đàn với trồng cây có giá trị cao tại thôn An Châu, xã Hòa Phú. Chủ nhân của mô hình này là anh Trần Văn Phúc, mới ngoài 30 tuổi.

Cách đây 5-7 năm, gia đình anh Phúc thuộc diện rất khó khăn. Ở miền núi, đất đai rộng song thiếu vốn đầu tư, thiếu hướng làm ăn khả thi nên nỗ lực mấy cũng không thoát khỏi cảnh nghèo túng.

Khi Chương trình xây dựng NTM lan đến làng quê này, gia đình anh được Phòng NN-PTNT huyện Hòa Vang chọn xây dựng mô hình điểm, bằng cách hỗ trợ 8 con dê giống, hơn 100 hom giống thanh long ruột đỏ, tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng rất chu đáo.

Không bó hẹp trong khoản hỗ trợ, vợ chồng anh vay mượn đầu tư mua bò, heo, gà giống thả nuôi. Sau hơn 2 năm triển khai, đến cuối năm 2013, mô hình đã có đàn dê 50 con, đàn bò 10 con, hàng trăm con gà thả vườn, 108 gốc thanh long ruột đỏ…

Anh Phúc cho biết, kết quả đạt được hơn cả sự mong đợi của vợ chồng. Cuối năm nay, đàn dê tăng lên 85 con, đàn bò 13 con, gà thả vườn khoảng 2.000 con; thanh long vào vụ thu hoạch, doanh thu sẽ gấp 3 lần năm ngoái, lãi ròng ở mức 150-160 triệu đồng.

Nói về hiệu quả của mô hình, người nông dân ngoài 30 tuổi này đúc kết: Tiềm năng phát triển kinh tế nông hộ ở vùng này rất lớn. Trước đây, thu nhập thấp là do chưa mạnh dạn đầu tư. Từ khi Phòng NN-PTNT huyện vừa hỗ trợ cây con giống, vừa mở ra hướng làm khả thi, gia đình đã mạnh dạn đầu tư và kết quả đạt được rất phấn khởi. Tương lai gần sẽ nâng tổng đàn dê lên 150 con, bò 30 con, thanh long ruột đỏ 500 gốc, gà thả vườn khoảng 2.000 con.

Ít được nhắc tới, song làng ươm cây giống lâm nghiệp ở thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú là mô hình kinh tế rất hiệu quả ở Hòa Vang hiện nay.

Tại đây, có hơn 60/100 hộ toàn thôn triển khai ươm keo lai giống. Hộ nào ươm gần 1 triệu cây/năm, trừ chi phí lãi ròng 180-200 triệu đồng là bình thường. Cũng nhờ mô hình này, đời sống bà con ở Hòa Hải đổi thay nhanh chóng. Nếu như cách đây gần chục năm, thôn miền núi này 2/3 số hộ thuộc diện nghèo, không hề có nhà xây kiên cố, thì nay hộ nghèo xóa gần hết, nhà tầng mọc lên san sát 2 bên đường 604.

Ông Võ Sơn, Trưởng thôn Hòa Hải, cho hay: Cách đây gần 20 năm gia đình ươm cây giống ngay trong vườn để đáp ứng nhu cầu trồng rừng. Thấy hoạt động này hiệu quả, nhiều hộ làm theo. Khoảng chục năm trở lại đây, cây giống là hoạt động kinh doanh rất hiệu quả. Nay Hòa Hải đã là làng nghề ươm cây giống quy mô lớn rất chuyên nghiệp. Tính ra, mỗi năm, làng ươm cây giống này xuất bán 20-30 triệu cây giống, hầu như hộ nào cũng giàu lên trông thấy.

Mô hình kinh tế hiệu quả thứ 3 chúng tôi nói đến đó là nuôi tôm ở thôn Trường Định xã Hòa Liên. Nếu như trước đây, hễ nói đến Trường Định, người ta nghĩ ngay đó là nơi cách trở và nghèo đói. Còn nay, nói đến thôn này, ai nấy đều nghĩ về vùng nuôi tôm rất hiệu quả, hộ thu tiền tỷ/năm không ít.

Để có được như hiện nay, ngành nông nghiệp TP Đà Nẵng và huyện Hòa Vang không chỉ định hướng mà có sự đầu tư rất kịp thời. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã mở lớp đào tạo nghề nuôi tôm quy mô công nghiệp tại vùng tôm này với thời gian 3 tháng. Hệ thống điện lưới ra đồng tôm được xây dựng cơ bản. Nguồn vốn đầu tư không thiếu. Nhờ vậy mà năng suất liên tục tăng, từ 2-3 tấn/năm trước đây, nay đạt hơn 10 tấn/năm.

Ông Mai Phước Binh, Chi hội trưởng Chi hội Nuôi tôm Trường Định, cho biết: Địa phương đã từng triển khai nhiều hoạt động kinh tế song không có hoạt động nào cho thu nhập lý tưởng như nuôi tôm. Gia đình tôi chỉ nuôi 3 sào, năm vừa rồi, trừ chi phí lãi ròng hơn 150 triệu đồng. Vừa qua, thuê đất đào thêm một ao 2.000 m2 nữa.

Ở vùng này, phong trào lập ao hồ nuôi tôm diễn ra rất sôi động. Năm 2012, chỉ có 16 ha của gần 30 hộ, nay hộ nuôi tôm đã xấp xỉ 40 hộ với tổng diện tích hơn 20 ha. Không ít người từ phố cũng lên vùng này đầu tư nuôi tôm. Có thể nói, nuôi tôm quy mô thâm canh đang là mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao nhất ở Hòa Vang hiện nay.

Còn nhiều mô hình kinh tế khác ở Hòa Vang mà mô hình nào cũng đang là cơ hội cho nông dân làm giàu. Cụ thể như mô hình nuôi cá trê lai ở Hòa Khương, nuôi gia cầm ở Hòa Phước, trồng hoa cao cấp ở Hòa Liên, trồng rau sạch ở Hòa Phong, nuôi thỏ ở Hòa Ninh, nuôi cá lồng bè ở Hòa Bắc…

Đó chính là những mô hình kinh tế tiêu biểu đã và đang tạo cơ hội cho mỗi nhà tăng thu nhập, nâng cao đời sống, để Hòa Vang sớm về đích trong công cuộc xây dựng NTM.

Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập217
  • Thành viên online2
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm202
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại201,470
  • Tổng lượt truy cập92,579,134
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây