Học tập đạo đức HCM

Diện mạo mới Nậm Cang

Chủ nhật - 09/06/2013 19:55
Về Nậm Cang (SaPa) hôm nay, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là những tuyến đường được đổ bê tông rộng rãi, thay cho việc phải đi bộ nhiều giờ trước đây, thì nay ô tô, xe máy đã có thể về tận thôn. Nậm Cang là địa phương duy nhất của tỉnh cho đến nay có trục đường chính của thôn và đường nhánh đến các nhóm hộ, hộ gia đình đã được bê tông.

Sạch, đẹp đường giao thông nông thôn Nậm Cang.
Là một trong những xã xa trung tâm nhất của huyện Sa Pa, Nậm Cang chỉ có 3 thôn, trên 264 hộ, hầu hết là đồng bào Mông và Dao. Trước năm 2000, Nậm Cang có tới gần 80% số hộ đói, nghèo, trên 70% dân số mù chữ, gần 30% số hộ gia đình có người nghiện thuốc phiện, hạ tầng của xã gần như là con số không. Người dân nơi đây bao đời chỉ biết phá rừng trồng ngô, lúa, cuộc sống cứ theo cái vòng luẩn quẩn đói, nghèo và lạc hậu. Cách đây gần chục năm, sau khi tham khảo mô hình trồng cây thảo quả cho hiệu quả kinh tế cao ở một số địa phương trong tỉnh, xã Nậm Cang đã chủ động mời cán bộ chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch thảo quả cho người dân. Sau thời gian trồng thử nghiệm, cây thảo quả đã thích nghi nhanh với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây và quan trọng hơn, loại cây này đã giải được bài toán chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của người dân, bảo vệ tài nguyên rừng của địa phương. Hiện, hầu hết các hộ gia đình của xã Nậm Cang đều trồng thảo quả.
Anh Vừ A Long là một trong những hộ giàu ở thôn Nậm Than, nhờ phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, trồng thảo quả và chăn nuôi đã có thu nhập cao, anh xây dựng được ngôi nhà khang trang, có điều kiện cho các con học hành. Với hơn 2 ha thảo quả và trồng ngô, lúa, chăn nuôi lợn, gà, mỗi năm gia đình anh Long thu nhập từ 60 - 70 triệu đồng. Điều làm anh Long phấn khởi nhất là sau vụ thảo quả vừa qua anh đã sắm được máy giặt, bởi ở Nậm Cang mùa đông kéo dài, có máy giặt quần, áo nhanh khô hơn. Hộ ông Tẩn Sành Quẩy, thôn Nậm Cang I cũng là một trong những hộ điển hình về sản xuất giỏi, với 20 ha thảo quả mỗi năm mang lại cho gia đình ông Quẩy thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng. Nhờ cây thảo quả mà gia đình ông Quẩy đã mua sắm được nhiều tiện nghi sinh hoạt như ti-vi, tủ lạnh, máy giặt, bình nóng lạnh chạy bằng năng lượng mặt trời… Đây là các vật dụng mà trước đây vốn là niềm mơ ước của gia đình ông.
Cùng với phát triển thảo quả, xã Nậm Cang còn chú trọng đến sản xuất lương thực, chăn nuôi, tích cực xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn. Nhờ đó, sản lượng lương thực của địa phương liên tục tăng, việc đa dạng hóa các loại hình kinh tế như làm trang trại, du lịch và dịch vụ, phát triển ngành, nghề truyền thống được coi trọng. Từ xã đặc biệt khó khăn, đến nay, Nậm Cang không còn nhà tạm, xã có 93% số hộ có nhà ở kiên cố, 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, 90% số hộ có đủ tiện nghi sinh hoạt...
Điều làm nên sự khác biệt ở Nậm Cang so với nhiều địa phương đó là, sự thay đổi trong mỗi người dân cả về cách nghĩ, đến hành động. Người dân nơi đây sẵn sàng gác lại công việc gia đình để tập trung hoàn thành các tuyến đường bê tông do xã phát động. Ở Nậm Cang, hộ nào cũng có nhà vệ sinh đúng quy chuẩn, có thùng đựng rác và có điểm tập trung rác thải. Đi trên những tuyến đường bê tông phẳng lì và cảm nhận được cuộc sống sung túc của bà con trong xã, ông Vừ A Long, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nậm Cang chia sẻ: Nậm Cang đã được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Để xứng đáng với danh hiệu cao quý đó, chính quyền và nhân dân trong xã phát huy tinh thần đoàn kết, hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới bằng các việc làm thiết thực như phát triển kinh tế, bảo vệ rừng, xóa bỏ các tập tục lạc hậu. Hiện, xã đã đạt 12 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới và đến cuối năm 2013, Nậm Cang phấn đấu hoàn thành các tiêu chí còn lại, diện mạo vùng quê Nậm Cang đang căng tràn sức sống mới.
Kim Thoa
Theo baolaocai.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập317
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại232,995
  • Tổng lượt truy cập85,140,031
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây