Học tập đạo đức HCM

Diện mạo mới ở Kim An

Thứ hai - 16/07/2018 22:35
Trước khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, Kim An là một trong những xã nghèo nhất của huyện Thanh Oai. Hiện Kim An lại là một trong 4 xã hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2017 với điểm số cao nhất: 97,15 điểm.
Nhiều đổi thay
Thời điểm này, đến xã Kim An, nhìn những con đường bê tông thẳng tắp, hệ thống đèn cao áp chiếu sáng, mạng lưới trường học đạt chuẩn quốc gia, nhà văn hóa với nhiều thiết bị vui chơi cho trẻ, trụ sở UBND xã khang trang, người dân ai cũng có nhà kiên cố…, khó có thể nghĩ rằng, thời gian đầu khi triển khai thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội, Kim An chỉ đạt duy nhất 1/19 tiêu chí. Sau hơn 6 năm xây dựng NTM, giờ đây, bộ mặt của Kim An có nhiều đổi thay.
Kim An là mảnh đất nằm trong vùng phân lũ sông Đáy, địa bàn thuần nông, giao thông không thuận lợi, không có chợ. Tỷ trọng nông nghiệp chiếm 67%, dịch vụ thương mại chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (chiếm 26,8%)… Xác định mục tiêu của xây dựng NTM chính là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân nên cấp ủy, chính quyền xã đã chỉ đạo Nhân dân tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Do đặc thù là vùng đất bãi ven sông, xã đã chọn khâu đột phá và mũi nhọn là tăng diện tích trồng cây ăn quả, giảm diện tích cây hoa màu… Điển hình là “cam đường Kim An” có giá trị thu nhập từ 500 – 700 triệu đồng/ha, gấp 10 - 15 lần so với trồng lúa và hoa màu khác. Năm 2016, xã kết hợp với Trung tâm Phát triển cây trồng TP Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất cam đường Kim An VietGAP với diện tích 18ha, sản lượng 450 tấn/năm, tạo chuyển biến mới trong sản xuất nông nghiệp.
Đáng chú ý, các cuộc vận động, phong trào thi đua được Nhân dân hưởng ứng, tham gia sôi nổi và được thể hiện bằng những kết quả cụ thể, nhất là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”. Từ những con đường đất nội đồng gồ ghề khó đi, giờ đây, 12,3km đường đã được bê tông hóa… Nếu nhìn từ trên cao, các con đường nội đồng của Kim An nối với nhau như ô bàn cờ. Đây là kết quả của việc xã hội hóa nguồn vốn từ sức dân với số tiền 18,5 tỷ đồng và trên 5.000 ngày công. Đồng thời, người dân cũng hiến hơn 4.000m2 đất thổ cư để xây kè chống sói lở bờ sông Đáy và hơn 2.000m2 đất nông nghiệp
Đời sống người dân được cải thiện
Những năm qua, đời sống người dân xã Kim An không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 33 triệu đồng/người năm 2016 lên hơn 38 triệu đồng/người năm 2017. Đặc biệt, một trong những công việc trọng tâm của TP Hà Nội được chính quyền xã Kim An chú trọng trong năm 2018 là hỗ trợ giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã hiện còn 1,67% vào cuối năm 2017. MTTQ xã còn vận động người dân tham gia ủng hộ quỹ hỗ trợ hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở năm 2018 được hơn 15,8 triệu đồng…
Nhà chị Nguyễn Thị Nga (47 tuổi) tại xóm Chùa I, thôn Tràng Cát, xã Kim An là một trong 5 hộ gia đình được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà trong năm nay. Ngôi nhà mới được sửa chữa kiên cố với diện tích hơn 60m2 và có công trình phụ sạch sẽ, văn minh. “Nhờ chính quyền và MTTQ xã vận động, hỗ trợ, đến nay, gia đình tôi đã thực sự có một ngôi nhà đúng nghĩa” – chị Nga bày tỏ vui mừng.
Việc xây dựng NTM, chủ thể là người dân và hưởng lợi cũng là người dân, vì thế công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận trong Nhân dân để quyết tâm thực hiện hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM rất quan trọng. Bí thư Đảng ủy xã Kim An Trần Văn Phấn cho rằng, phải biết vận động Nhân dân vào cuộc với quan điểm “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng qua”. Hơn hết, phải đề cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ từ xã đến thôn, phải luôn gần dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân, trên cơ sở đó, chăm lo đến quyền lợi của người dân bằng những hành động cụ thể và thiết thực. Đó là cơ sở vững chắc để xây dựng niềm tin của Nhân dân.
Nguồn: kinhtedothi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập307
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại197,811
  • Tổng lượt truy cập92,575,475
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây