Học tập đạo đức HCM

Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Brazil

Chủ nhật - 15/07/2018 23:28
Vừa qua, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Brazil, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã đề nghị Chính phủ Brazil tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng thủy sản Việt Nam như cá tra, basa, tôm XK sang nước này. Điều này cho thấy Brazil đang được coi là một thị trường quan trọng đối với thủy sản Việt Nam.
Brazil đang là thị trường lớn của cá tra Việt Nam

Theo VASEP, đối với XK thủy sản, Brazil là một thị trường lớn và đầy tiềm năng ở châu Mỹ, nhất là với sản phẩm cá tra. Thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), cho thấy, trong năm 2016, Brazil đứng hàng thứ 21 trên toàn cầu về NK thủy sản. Từ năm 2012 đến nay, mỗi năm Brazil NK thủy sản với giá trị hơn 1 tỷ USD. XK thủy sản Việt Nam sang Brazil luôn có xu hướng tăng lên trong những năm qua, nhưng thị phần còn khá khiêm tốn. Năm 2016, Việt Nam đứng thứ 5 trong số những nước XK thủy sản vào Brazil, với giá trị đạt 64,936 triệu USD, chiếm 5,9% tổng giá trị NK thủy sản của nước này.

Năm 2017, chứng kiến sự tăng trưởng rất mạnh về XK thủy sản sang Brazil, mà chủ yếu là mặt hàng cá tra. Trong năm qua, Việt Nam XK cá tra sang Brazil đạt 104,7 triệu USD, tăng tới 54% so năm 2016. Như vậy, Brazil đã trở thành một trong những thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam. Và ở khu vực châu Mỹ, giá trị XK cá tra sang Brazil chỉ đứng sau Mỹ. Không những thế, với giá trị XK cá tra như trên, Việt Nam đang là một trong 3 nước cung cấp cá thịt trắng lớn nhất cho thị trường Brazil (9 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã vượt qua Argentina để trở thành nước XK cá thị trắng lớn nhất vào Brazil).

XK cá tra sang Brazil tăng mạnh trong năm qua, một phần do gặp khó khăn tại 2 thị trường truyền thống là Mỹ và EU, nên nhiều DN chuyển hướng mạnh sang các thị trường khác, trong đó có Brazil. Nhưng quan trọng hơn là thị trường này dễ dàng chấp nhận những sản phẩm cá tra chất lượng cao và sẵn sàng trả mức giá cao. Trong những tháng đầu năm nay, Brazil vẫn tiếp tục là một thị trường quan trọng của cá tra Việt Nam. Ông Ong Văn Hoàng, Phó TGĐ Cty Trường Giang (Đồng Tháp), cho hay, bên cạnh thị trường Trung Quốc, nhiều DN cá tra đang đẩy mạnh XK sang Brazil vì có giá bán tốt.

Tuy nhiên, theo phản ánh của các DN thủy sản, XK thủy sản nói chung sang Brazil vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro, bởi thị trường này có yêu cầu chất lượng rất khắt khe và có nhiều rào cản kỹ thuật nhằm bảo vệ sản xuất nội địa. Do đó, các DN XK thủy sản sang Brazil vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ bị khiếu kiện từ các hiệp hội ngành hàng thủy sản của nước này. Yêu cầu chất lượng khắt khe và các hàng rào kỹ thuật, chính là nguyên nhân quan trọng khiến cho XK tôm sang Brazil đang khá hạn chế.

Mặt khác, các nhà XK tôm Việt Nam cũng e ngại về việc trong thời gian qua, một số quốc gia đã ngừng NK tôm Việt Nam vì lo ngại dịch bệnh như Arab Saudi, Kuwait, hay có biện pháp hạn chế NK tôm Việt Nam như Úc. Khi đẩy mạnh XK tôm Việt Nam sang Brazil, những thông tin trên có thể sẽ được những nhà sản xuất tôm Brazil sử dụng để phản đối việc mở rộng NK tôm vào nước này.

Chính vì vậy, việc đẩy mạnh đàm phán với Brazil nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho thủy sản Việt Nam vào nước này đang là mối quan tâm của Bộ NN-PTNT (Brazil cũng đang muốn đàm phán để thúc đẩy XK thịt bò, hoa quả... vào Việt Nam). Vào cuối tháng 6, Cục Thú y đã có công văn số 1357/TY-TS gửi VASEP, yêu cầu góp ý về những khó khăn, vướng mắc khi xuất khẩu vào thị trường Brazil. Về những yêu cầu nói trên, bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư ký VASEP, cho rằng, trước hết, Cục Thú y cần giúp DN thủy sản cập nhật một cách nhanh chóng nhất các quy định NK của Brazil để tránh vướng mắc, cũng như nhận diện các nguy cơ về khiếu kiện liên quan đến  phòng vệ thương mại; phải có các biện pháp chủ động để chứng minh tôm từ Việt Nam không phải là nguy cơ gây ra nhiễm bệnh đối với tôm ở nước NK...

Theo: Sơn Trang/nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập350
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm343
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại97,275
  • Tổng lượt truy cập88,775,609
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây