Học tập đạo đức HCM

Đổi thay ở miền quê anh hùng

Thứ hai - 12/06/2017 21:19
Dù vẫn mang dáng dấp của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ song đời sống của người dân xã Hoa Lư (Đông Hưng) đã được nâng lên. Những con đường thẳng tắp, những ngôi nhà mới khang trang mọc lên, các công trình dân sinh được xây dựng kiên cố đã minh chứng cho sự thay đổi diện mạo của vùng quê khó khăn ngày nào.

Đường giao thông theo tiêu chí nông thôn mới ở Hoa Lư.

Trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, người dân Hoa Lư kiên cường chiến đấu chống lại kẻ thù, bảo vệ quê hương, vinh dự được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp. 

Phát huy truyền thống cách mạng, ngày nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hoa Lư tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nỗ lực xây dựng nông thôn mới. Địa phương hoàn thành dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp từ năm 2012, đầu tư cứng hóa toàn bộ hệ thống kênh mương và giao thông thủy lợi nội đồng theo tiêu chí nông thôn mới; tạo điều kiện cho nhân dân đầu tư phương tiện cơ giới lớn phục vụ sản xuất với 22 máy gặt đập liên hoàn và máy làm đất. HTX DVNN và các đoàn thể chính trị - xã hội xã thường xuyên tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn cho nông dân đầu tư sản xuất, liên kết bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho bà con, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích. Bên cạnh đó, Hoa Lư cũng chú trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để nâng cao thu nhập cho người dân. Toàn xã có 3 công ty, 7 cơ sở sản xuất lớn và hàng chục cơ sở sản xuất nhỏ, giải quyết việc làm cho trên 1.000 lao động. Thu nhập bình quân đầu người của xã hiện đạt 33,1 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,58%.

Giao thông đi đến đâu kinh tế sẽ phát triển đến đó, vì vậy Hoa Lư tranh thủ nguồn xi măng hỗ trợ của tỉnh, huy động sự đóng góp sức người, sức của của nhân dân và con em xa quê bê tông hóa toàn bộ đường giao thông trục xã, trục thôn, đường ngõ xóm, giao thông trục chính nội đồng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện, dễ dàng. Xưa kia, chợ Khô (Hoa Lư) được hàng nghìn nông dân Tiên Hưng - Duyên Hà chọn làm nơi tập trung biểu tình (1/5/1930) mở đầu cho cao trào cách mạng 1930 trong toàn tỉnh, nay chợ Khô trở thành trung tâm giao thương của các xã trong khu vực. Xã đã đầu tư nâng cấp chợ có lán kinh doanh, cứng hóa nền chợ, lắp đặt hệ thống nước sạch, bảo đảm công tác phòng cháy, chữa cháy, đáp ứng nhu cầu kinh doanh cho trên 180 hộ... Hiện tại, thương mại, dịch vụ chiếm 38% cơ cấu kinh tế của xã, nông nghiệp chiếm 30%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 32%.

Hiện nay, cả 3 trường học của Hoa Lư đều đạt chuẩn quốc gia. Nhà văn hóa xã, 5 nhà văn hóa thôn được đầu tư xây dựng khang trang, quy mô 100 - 250 chỗ ngồi, có sân khấu trong hội trường, trang thiết bị đầy đủ bảo đảm phục vụ hội họp, sinh hoạt văn hóa văn nghệ của nhân dân. Ngoài ra, xã có sân thể thao chung, 3/5 thôn có sân thể thao riêng. Trạm Y tế xã đạt chuẩn quốc gia, 80% thôn đạt tiêu chuẩn thôn văn hóa, 100% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh. Từ năm 2016, xã đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải tập trung theo công nghệ lò đốt, cả 5 thôn đều có tổ thu gom rác thải sinh hoạt, tỷ lệ thu gom, xử lý đạt 95%. 

Để góp phần làm thay đổi diện mạo miền quê anh hùng, chung tay xây dựng nông thôn mới, ngoài đóng góp theo tập thể để làm đường giao thông, gia đình bà Đỗ Thị Nguyệt, thôn Kim Bôi còn cùng 8 hộ đi chung một ngõ góp tiền, ngày công bê tông hóa ngõ vào tới tận cổng từng nhà. Bà Nguyệt cho biết: Điều chúng tôi vui mừng nhất không chỉ là diện mạo nông thôn thay đổi mà đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng được nâng lên rõ rệt.

Ông Trương Đăng Lộc, Chủ tịch UBND xã Hoa Lư cho biết: Diện mạo mới của Hoa Lư hôm nay là thành quả của việc xây dựng nông thôn mới mà Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân đã nỗ lực thực hiện và đạt được trong 6 năm qua. Cuối năm 2016, đoàn thẩm định của tỉnh đã công nhận Hoa Lư đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới. Hiện xã đang tập trung thu hút, tạo nguồn lực để giải quyết hết nợ xây dựng cơ bản để được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm nay. 

Sau 6 năm xây dựng nông thôn mới, nhân dân Hoa Lư đã đóng góp trên 13 tỷ đồng cùng hàng nghìn ngày công, hàng trăm mét vuông đất, công trình trên đất để mở đường, bê tông hóa đường giao thông nông thôn, tích cực phát triển kinh tế - xã hội. Đây chính là tiền đề giúp địa phương phát triển, sớm về đích nông thôn mới.

Thu Hiền/baothaibinh.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập300
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại197,918
  • Tổng lượt truy cập92,575,582
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây