Hôm nay (13/6), Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIV sẽ bắt đầu các phiên chất vấn, dự kiến kéo dài hết ngày 15/6. Vị Bộ trưởng đầu tiên tham gia trả lời chất vấn sẽ là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường.
Nội dung mà Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phải trả lời sẽ là các giải pháp đột phá và lộ trình thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong thời gian tới; biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, hướng đến xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa, phát triển nông nghiệp bền vững; và công tác bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, quản lý các hoạt động khai thác thủy sản.
. |
Trước phiên chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã có văn bản báo cáo Quốc hội các vấn đề chung về nội dung này, và đã thừa nhận rằng, quá trình cơ cấu ngành nông nghiệp diễn ra còn chậm, kết quả chưa đạt so với mục tiêu và yêu cầu; tăng trưởng ngành chưa vững chắc. Nhiều địa phương chưa có quy hoạch rõ ràng, xác định cơ cấu và sản phẩm lợi thế chưa phù hợp; có tình trạng sản xuất vượt quy hoạch và theo phong trào.
Bên cạnh đó, năng suất, chất lượng một số loại nông sản còn thấp, chi phí sản xuất cao, khả năng cạnh tranh thấp, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động nhanh, mạnh và hội nhập quốc tế sâu, rộng.
Một điểm yếu khác được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông nhắc tới đó là thị trường tiêu thụ diễn biến khó lường; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến, bảo quản còn hạn chế.
Tương tự, việc đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất còn chậm; kinh tế hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng cao và đang bộc lộ những hạn chế, yếu kém cản trở quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp; sản xuất quy mô lớn, theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất nguyên liệu với bảo quản, chế biến và tiêu thụ chưa trở thành chủ đạo...
Trước phiên chất vấn, tại các phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu rất sốt ruột trước tình trạng nông sản cứ được mùa là mất giá, rồi tình trạng giải cứu nông sản liên miên suốt thời gian qua, từ giải cứu dưa hấu, tới giải cứu lợn...
“Dù cử tri rất vui mừng về kết quả của ngành nông nghiệp - không những cung cấp đầy đủ lương thực cho hơn 90 triệu dân mà còn xuất khẩu hàng chục tỷ USD. Nhưng sản lượng cao, nguồn cung dư thừa và điệp khúc buồn được mùa rớt giá liên tiếp diễn ra. Các chiến dịch ‘giải cứu nông sản’ được được đưa ra, nhưng không thể làm yên lòng bà con nông dân. Heo, dưa hấu, thanh long... vẫn nhiều nơi phải đổ bỏ, người trồng cà chua nhiều lúc phải để trái chín rục trên cây vì rớt giá”, đại biểu Đoàn Văn Việt (Lâm Đồng) xót xa.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) nhắc lại tình trạng giá thịt lợn hơi, tiêu giảm mạnh trong thời gian qua, và cho rằng các chiến dịch “giải cứu” chỉ là tức thời, là biện pháp tình thế…
Vì thế, khi Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn, một trong những điều khiến dư luận chờ đợi, đó là Bộ trưởng sẽ nói gì về chuyện “giải cứu nông sản”…
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã