Học tập đạo đức HCM

Dồn sức hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới

Thứ sáu - 03/06/2016 11:47
Tính đến nay, cả nước đã có hơn 1.700 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), chiếm 19,7%; bình quân mỗi xã đã đạt 12,9 tiêu chí, tăng 8,2 tiêu chí so với năm 2010 và tăng 2,9 tiêu chí so với đầu năm 2015. Cả nước có 17 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt NTM và bảy đơn vị cấp huyện đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình Thủ tướng công nhận.

Thành công của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là đã hoàn thành chỉ tiêu cơ bản của giai đoạn một, đồng thời chuẩn bị cho giai đoạn mới 2016-2020 với sự phát triển về chất cho vùng nông thôn được hình thành và xuất hiện những mô hình điểm về NTM ở nhiều địa phương trong cả nước...

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, trong đó phải kể đến sự chênh lệch về kết quả thực hiện xây dựng NTM giữa các vùng miền ngày càng lớn. Tỷ lệ đạt chuẩn của vùng Đông Nam Bộ là 46,4%, đồng bằng sông Hồng là 42,8%, nhưng tại vùng miền núi phía bắc hiện mới chỉ đạt 9,1% và Tây Nguyên là 15,5%... Bên cạnh đó, cơ chế quản lý phối hợp giữa các bộ, ngành và các cấp còn nhiều điểm vướng mắc; vẫn còn biểu hiện chạy theo thành tích để sớm đạt chuẩn; tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại nhiều địa phương chưa có những giải pháp xử lý dứt điểm; thiếu các mô hình xử lý môi trường hiệu quả…

Mới đây, tại Hội nghị toàn quốc Văn phòng điều phối NTM năm 2016 đã nêu rõ: Trong thời gian tới cần dồn lực để hoàn thành các tiêu chí, đồng thời đặt ra mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM là 50%, mỗi tỉnh, thành phố có ít nhất một huyện đạt chuẩn; mỗi xã trên cả nước bình quân đạt 15 tiêu chí, không còn xã dưới năm tiêu chí; cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của dân cư nông thôn như giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã…

Ngay trong năm 2016, dự kiến nguồn vốn huy động của cả nước cho Chương trình là 263.127 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương bố trí khoảng 7.374 tỷ đồng. Do vậy, để đạt mục tiêu, cần có giải pháp tạo động lực cho các xã đặc biệt khó khăn vươn lên, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền; tập trung phát triển sản xuất theo chuỗi; làm tốt cơ chế phân bổ, giám sát và theo dõi các nguồn vốn thực hiện chương trình, cơ chế quản lý phối hợp giữa các bộ, ngành và các cấp ở địa phương; tăng cường năng lực về NTM ở các cấp và cải thiện môi trường nông thôn…

Xây dựng NTM thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Do đó, phải gắn xây dựng NTM với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; phải thật sự phát huy vai trò chủ thể của người dân để dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng thông qua sự bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình.

Một vấn đề quan trọng là phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể. Trong đó, người đứng đầu cấp ủy và chính quyền có vai trò “đầu tàu”, đồng thời phải có cách làm phù hợp điều kiện của từng địa phương thông qua lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách. Có phương thức huy động các nguồn lực phù hợp; lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước với huy động, đóng góp của người dân được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, bàn bạc dân chủ, thống nhất không gượng ép quá sức dân, để người dân hiểu công cuộc xây dựng NTM là phục vụ chính quyền lợi của mình.

Theo Dũng Minh/ nhandan.com.vn


 Tags: tiêu chí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập123
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm112
  • Hôm nay22,368
  • Tháng hiện tại345,358
  • Tổng lượt truy cập85,252,394
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây