Nhân dân xã Tú Đoạn, huyện Lộc Bình tập kết vật liệu làm đường |
Mặc dù được chọn là xã điểm của huyện và cũng nằm trong số 35 xã của tỉnh phấn đấu cơ bản đạt nông thôn mới trong năm 2015, nhưng xã Đình Lập, huyện Đình Lập còn rất nhiều khó khăn. Với đặc thù là xã vùng III, địa hình chia cắt, phức tạp, mạng lưới giao thông nông thôn của xã còn thiếu và yếu, toàn xã có 18 thôn, bản thì hơn một nửa trong số đó là thôn đặc biệt khó khăn. Thậm chí có thôn cách trung tâm xã gần 20km, không có đường ô tô vào trung tâm. Theo ước tính, để cơ bản hoàn thành tiêu chí về giao thông nông thôn, từ nay đến 2015, toàn xã phải nỗ lực nhựa hóa hoặc bê tông hóa trên 60km đường trục xã, liên xã và đường trục chính nội đồng. Đây là bài toán khó đối với xã đặc biệt khó khăn.
Không phải riêng xã Đình Lập, mà trong số 35 xã điểm, thì còn không ít các xã khó khăn. Theo khảo sát của Sở Giao thông Vận tải, trong số 35 xã thì có 7 xã thuộc danh sách đặc biệt khó khăn, mạng lưới giao thông nông thôn của các xã này còn rất hạn chế, chủ yếu là đường đất. Trong khi đó, mặc dù trong những năm qua các cấp, ngành, cùng nhân dân đã rất nỗ lực, nhưng giao thông nông thôn ở các xã còn lại cũng hầu hết chưa đạt tiêu chí nông thôn mới. Ông Nguyễn La Thông, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết: về tổng thể, mạng lưới giao thông nông thôn của 35 xã điểm có tổng chiều dài là trên 1.800km. Trong đó chiều dài đường trục xã, liên xã là hơn 600km, tỷ lệ cứng hóa đạt 69%; đường trục thôn, xóm là 509km, tỷ lệ cứng hóa 49%; đường ngõ, xóm là 609km, tỷ lệ cứng hóa 40%. Thấp nhất là tỷ lệ cứng hóa đường trục chính nội đồng, chỉ ở mức 4% trên tổng số 117,2km. Với tỷ lệ cứng hóa này, hiện nay có rất ít xã có thể đạt tiêu chí về giao thông, hầu hết chỉ đạt một phần trong tiêu chí.
Việc hoàn thành tiêu chí giao thông đối với các xã là rất quan trọng, bởi đây là hạ tầng thiết yếu có tác động trực tiếp tới sản xuất. Có thể coi là động lực để thúc đẩy thực hiện nhiều tiêu chí khác trong nông thôn mới. Trong đợt kiểm tra của Ban chỉ đạo Trung ương về xây dựng nông thôn mới trong năm 2013, cố vấn Ban chỉ đạo Lê Huy Ngọ đã có cuộc khảo sát nho nhỏ và hầu hết người dân được hỏi đều trả lời: xây dựng nông thôn mới “sướng” nhất là giao thông nông thôn.
Mới đây, trong cuộc họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 2/2014, Sở Giao thông Vận tải đã trình dự thảo đề án xây dựng đường giao thông nông thôn của 35 xã điểm với mục tiêu chung là phấn đấu đến hết năm 2015, các xã này đạt tiêu chí về giao thông nông thôn. Theo ước tính, để có thể đạt được mục tiêu này, trong vòng 2 năm nữa, 35 xã điểm sẽ phải cứng hóa trên 400km đường giao thông theo quy chuẩn. Nguồn vốn cần trên 253 tỷ đồng, trong đó ngoài ngân sách nhà nước, các nguồn vốn khác thì cần nguồn lực đóng góp rất lớn từ nhân dân và nguồn xã hội hóa. Điều quan trọng hiện nay là ngoài việc các cấp, ngành khẩn trương tham mưu, hoàn thiện đề án trình UBND tỉnh phê duyệt thì ngay từ cấp xã, đến thôn cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động. Chủ trương rõ ràng của tỉnh là nếu thôn nào, xã nào không làm tốt thì nguồn lực sẽ điều chuyển tới nơi làm tốt hơn, mặc dù có thể nơi ấy không phải là xã điểm.
NHƯ PHONG
Theo baolangson.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;