Học tập đạo đức HCM

Hà Nội: Người dân tăng thu nhập nhờ nông thôn mới

Chủ nhật - 10/12/2017 20:17
Tính đến cuối năm 2017, thành phố Hà Nội đã có 4 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới gồm Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì và Đông Anh. Để đạt được những thành tựu trên, TP Hà Nội đã thực hiện tốt khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp là “sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao”.

Tăng giá trị sản xuất nông nghiệp nhờ ứng dụng công nghệ cao

Là một trong những huyện sớm “cán đích” nông thôn mới của Hà Nội, những năm qua Đan Phượng đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN), coi đó là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, góp phần tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập của nông dân. Nhiều dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, thu hút doanh nghiệp (DN) và hộ gia đình tham gia đã được triển khai.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Dung (xã Phương Đình, huyện Đan Phương) là một trong những hộ dân sớm áp dụng KHCN vào trồng hoa lan Hồ Điệp. Bà Dung chia sẻ, trước đây mặc dù gia đình có đất canh tác nhiều nhưng nằm manh mún mỗi nơi một mảnh nên trồng lúa, rau màu giá trị kinh tế thấp. Năm 2010, gia đình bà Dung mạnh dạn làm đơn xin dồn điền đổi thửa tập trung tất cả diện tích đất của gia đình tại một nơi, cùng với đó bà vay ngân hàng 1 tỷ đồng đầu tư xây dựng 6 dãy nhà kính, màng, diện tích gần 3.000 m2 sản xuất giống hoa và 40 nghìn cây hoa thương phẩm lan Hồ điệp. Đến nay thu nhập từ trồng hoa mỗi năm thu lãi từ 3,6 tỷ đến bốn tỷ đồng.

Hà Nội: Người dân tăng thu nhập nhờ nông thôn mới - Ảnh 1

Bên cạnh vườn hoa nhà bà Dung là dự án sản xuất giống, hoa thương phẩm lan Hồ điệp của hợp tác xã Đan Hoài - Flora Việt Nam (xã Đan Phượng), có bảy dãy nhà màng lưới, sản xuất 50 nghìn cây giống và 20 nghìn cây thương phẩm, doanh thu đạt 1,8 tỷ đồng/năm. Hai cơ sở này đều ứng dụng CNC đồng bộ (giống mới, sử dụng các chế phẩm sinh học, điều tiết ánh sáng, có hệ thống tự điều hòa nhiệt độ), quy trình sản xuất được thực hiện khép kín.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng Nguyễn Viết Đạt cho biết: Đến nay, huyện chuyển đổi 1.220,9 ha, trong đó có 452,3 ha trồng hoa, 171 ha trồng rau, 202,4 ha trồng cây ăn quả... Hầu hết các diện tích chuyển đổi đều cho thu nhập khá, đạt từ 230 triệu đến 370 triệu đồng/năm, tăng từ ba đến bảy lần so với trồng lúa. Những hộ trồng hoa ly cho thu nhập bình quân gần một tỷ đồng/ha/vụ, do người dân biết áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như lợp màng - lưới, xử lý đất, hệ thống tưới phun tự động, kho lạnh bảo quản giống, sơ chế hoa thương phẩm... Nhiều hộ chuyển sang trồng hoa cao cấp.

Với Hoài Đức, mặc dù nông nghiệp chỉ chiếm chưa đến 7% cơ cấu kinh tế, song sản xuất nông nghiệp cũng luôn được huyện chú trọng với phương châm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa giá trị cao. Hoài Đức đã phát huy được lợi thế của huyện ven đô, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững, “hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện”. Đến nay, huyện Hoài Đức đã xây dựng được nhiều vùng chuyên canh tập trung với tổng diện tích 838 ha có hiệu quả cao, tập trung tại các xã Đắc Sở, Yên Sở, Cát Quế, Song Phương, Tiền Yên, Đông La, An Thượng... trong đó nhiều xã đã tăng diện tích như vùng nhãn muộn tăng từ 40,5 hec-ta lên tới 85 hec-ta, cho thu nhập trên 500 triệu đồng/ha; vùng trồng phật thủ tăng từ 20ha lên 75ha, thu nhập trên 600 triệu đồng/ha; diện tích bưởi đường Quế Dương và La Tinh tăng nhanh; cam canh, bưởi diễn cho thu nhập trên 500 triệu đồng/ha; vùng rau an toàn 280ha cho thu nhập trên 400 triệu đồng/ha.

Người dân nông thôn tăng thu nhập 2,6 lần

Bà Ngô Thị Thanh Hằng - Uỷ viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội cho rằng, những thành tựu về phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM đã tạo nên sự thay đổi sâu sắc, cơ bản và toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội, chất lượng cuộc sống và môi trường ở khu vực nông thôn. Đời sống vật chất và tinh thần nông dân Thủ đô nhìn chung được cải thiện rõ rệt, nhiều vùng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng gần 2,6 lần, từ 14 triệu đồng (năm 2011), lên 36 triệu đồng (năm 2016), vượt 11 triệu đồng/người/năm so với mục tiêu. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm mạnh, từ 11,3% (năm 2011), giảm xuống còn 3,65% (đầu năm 2016). Hệ thống điện, đường, trường, trạm, các hoạt động lễ hội, văn hóa, thể dục, thể thao tiếp tục phát triển; nếp sống văn hóa ở các làng, xã có tiến bộ rõ rệt...

Theo Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới TP.Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm, toàn Thành phố tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và thương mại dịch vụ; hỗ trợ phát triển các vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao. Đến nay, toàn Thành phố có 46 mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại nhiều địa phương, trong đó, một số địa phương có nhiều mô hình như Sóc Sơn (8 mô hình), Thanh Oai (7 mô hình), Thanh Trì (6 mô hình), Quốc Oai (5 mô hình)... Nhờ đó, thu nhập và đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Hà Nội: Người dân tăng thu nhập nhờ nông thôn mới - Ảnh 2

Hà Nội đã hình thành nên một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn có giá trị kinh tế cao. Hình thành một số chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở đó xây dựng thương hiệu có chất lượng, đáp ứng cơ bản yêu cầu của nhân dân như: Chuỗi RAT ỏ HTX rau quả sạch Trúc Sơn, Chương Mỹ, chuỗi sản xuất tiêu thụ gà đồi, chuỗi sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ, chuỗi sản xuất và tiêu thụ hoa nhài Sóc Sơn, chuỗi sản xuất và tiêu thụ lúa chất lượng cao tại Ứng Hòa, chuỗi sản xuất tiêu thụ chè an toàn Ba Vì…

Theo Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới TP.Hà Nội, từ năm 2016 đến nay, Hà Nội đã bố trí gần 7.400 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố, các địa phương cũng đã huy động gần 1.400 tỷ vốn xã hội hóa cho Chương trình xây dựng Nông thôn mới. Các quận của Hà Nội cũng thực hiện hỗ trợ các huyện gần 150 tỷ đồng.

Tác giả bài viết: CHÂU ANH

Nguồn tin: baodansinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập326
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại833,712
  • Tổng lượt truy cập92,007,441
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây