Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ các mô hình khuyến nông, khuyến ngư

Thứ năm - 05/03/2015 22:15
Năm qua, bằng nguồn kinh phí khuyến nông trên 9,8 tỷ đồng, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đã tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng mô hình trên nhiều loại cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả rất đáng ghi nhận.

Từ xây dựng các mô hình trình diễn...
Bằng nguồn kinh phí tỉnh, Trung tâm đã xây dựng 6 mô hình với 76 nông dân tham dự trên diện tích 10ha thâm canh tổng hợp lúa theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu; 11ha tổ chức liên kết nhóm sản xuất và tiêu thụ bưởi; chăn nuôi 3 ngàn con gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học; 40m2  nuôi lươn trong bể lót bạt hoặc xi-măng; 3.000m2 nuôi tôm càng xanh bán thâm canh và 1 tàu ứng dụng hệ thống câu phao trong nghề câu mực. Riêng kinh phí Trung ương xây dựng 1 điểm trình diễn thuộc 1 dự án với 106 nông dân tham gia, diện tích 60ha lúa. Hầu hết các mô hình, dự án đều đạt hiệu quả.
Mô hình thâm canh tổng hợp lúa theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu đã được thực hiện tốt. Ngoài mang lại hiệu quả trực tiếp cho các hộ tham gia, mô hình còn giúp cho nông dân trồng lúa có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề; góp phần thay đổi dần tập quán canh tác cũ, người dân đã áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất như: sử dụng giống OM 9921, OM 4900, bón phân định kỳ theo nhu cầu của lúa, biết sử dụng các sản phẩm sinh học vào sản xuất một cách có hiệu quả, biết cách nhận dạng sâu bệnh và cách phòng trị kịp thời, từ đó nâng cao hiệu quả vùng sản xuất lúa.
Chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học với qui mô 6 hộ, 3 ngàn con, tại xã Thuận Điền, huyện Giồng Trôm. Kết quả đã xây dựng được quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà trên đệm lót sinh thái, làm giảm công lao động, chi phí điện úm gà con do chất men có nhiệt độ nóng thích hợp cho gà con lúc úm nền, giảm chi phí thuốc thú y từ 30-40%; nâng cao được nhận thức người dân trong sản xuất chăn nuôi sạch. Sau gần 4 tháng nuôi, đàn gà tăng trọng nhanh, tỷ lệ nuôi sống trung bình 92%; trọng lượng bình quân 1,6kg, tiêu tốn thức ăn 3,2kg/kg tăng trọng. Lợi nhuận từ 19 - 20 triệu đồng/500 con.
Mô hình ứng dụng hệ thống câu phao trong nghề câu mực đã bảo vệ nguồn lợi do không phải sử dụng ánh sáng cao áp trong quá trình khai thác; giúp ngư dân tiếp cận kỹ thuật mới, tạo thêm niềm tin cho ngư dân khai thác xa bờ, ổn định đời sống. Chỉ sau 3 chuyến đi biển, lợi nhuận đạt 139 triệu đồng, hiệu quả khai thác tăng 25% so với tàu câu tay.
Mô hình “Tổ chức liên kết nhóm sản xuất và tiêu thụ bưởi” bước đầu hỗ trợ nông dân nắm bắt và áp dụng các biện pháp kỹ thuật được chuyển giao một cách có hiệu quả; tạo được mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp thu mua, giảm được khâu trung gian. Chế phẩm Tricho-Meta + Tricho-BT làm giảm tỷ lệ bưởi nhiễm sâu đục trái, rệp dính và rong rêu; bệnh vàng lá thối rễ và bệnh thối gốc chỉ xuất hiện với tỷ lệ thấp. Nông dân tham gia mô hình có quyết tâm làm giàu, nắm bắt và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, áp dụng hiệu quả quy trình kỹ thuật được chuyển giao. Năng suất bưởi đạt 13,5 tấn/ha/năm, vượt chỉ tiêu 12,5% (chỉ tiêu 12 tấn/ha/năm), lợi nhuận đạt 278 triệu đồng/ha/năm, vượt  39,4% chỉ tiêu.
 Mô hình Tổ hợp trồng dưa hấu phủ bạt, diện tích 4,1ha với 13 hộ tham gia, tại xã Thừa Đức, huyện Bình Đại. Sản phẩm được sản xuất với chất lượng cao, giá thành hạ tăng được tính cạnh tranh và thu nhập cho người sản xuất; bổ sung kiến thức trong chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm phân bón, thuốc trừ sâu ra môi trường, tăng lợi nhuận cho người sản xuất... Tỷ suất lợi nhuận trên đầu tư  54,8%, có khả năng nhân rộng trong thời gian tới.
Mô hình Tổ hợp tác sản xuất chôm chôm VietGAP, diện tích 17,4ha, có 36 hộ tham gia, tại xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách. Mô hình tạo điều kiện cho người dân áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất phù hợp theo tính cạnh tranh của thị trường, hình thành những tổ liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nông thôn.
Trung tâm cũng thực hiện 4 dự án gồm 10 ngàn ha ca cao, ca cao chứng nhận, nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa, cải thiện sinh kế của hộ nghèo.
Đến nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật
Từ kết quả đạt được, trong năm 2015, Trung tâm tiếp tục nghiên cứu chọn lọc tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổ chức liên kết hợp tác phù hợp để ứng dụng vào sản xuất nhằm tăng năng suất nông - thủy sản; tạo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa theo cơ chế thị trường; xây dựng quy trình sản xuất sạch, bền vững theo hướng giảm giá thành, an toàn vệ sinh, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế các tác động tiêu cực đối với môi trường cho một số đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh; góp phần cùng ngành thực hiện mục tiêu quan trọng của Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho cư dân nông thôn.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, tập trung phát triển theo hướng sạch, an toàn sinh học trên các đối tượng dừa, bưởi da xanh, lúa. Khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động. Đẩy mạnh các ứng dụng khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm có chất lượng với năng suất cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Cơ cấu lại theo hướng nâng cao tỷ lệ gia cầm trong tổng đàn vật nuôi. Phát triển chăn nuôi theo hướng chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang trang trại, gia trại, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, năng suất cao, chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao, tăng giá trị gia tăng. Chăn nuôi nông hộ từng bước tổ chức lại theo hướng chăn nuôi có kiểm soát, áp dụng công nghệ về giống, quy trình phòng, chống dịch và xử lý môi trường, bảo đảm an toàn sinh học và bền vững.
Rà soát, bổ sung, xây dựng và phổ biến các quy trình nuôi thủy sản theo hướng phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu để chế biến xuất khẩu. Chú trọng phát triển nuôi các loài thủy sản bản địa có thị trường tiêu thụ tốt, giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu, chọn lọc và phát triển thêm các đối tượng nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao để nhân rộng cho các vùng nuôi trong tỉnh. Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi thủy sản cho ngư dân thông qua thực hiện các mô hình trình diễn, tập huấn, tham quan. Tăng cường công tác quan trắc môi trường và mầm bệnh cho các vùng nuôi thủy sản tập trung.
Theo: baodongkhoi.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập250
  • Hôm nay19,425
  • Tháng hiện tại263,181
  • Tổng lượt truy cập90,326,574
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây