Học tập đạo đức HCM

Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

Thứ ba - 02/01/2018 23:05
Những năm gần đây, hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Đặc biệt, tinh thần khởi nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn đã và đang diễn ra rộng khắp, bước đầu có hiệu quả.

Nhiều chương trình khởi nghiệp thu hút sự quan tâm của sinh viên đã được tổ chức ở các trường học. Trong đó, có thể kể đến chương trình Startup Intern ở Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng); Chương trình Ươm mầm ý tưởng sáng tạo và khởi nghiệp của Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin (Đại học Đà Nẵng), “Ngày hội ý tưởng sáng tạo”, do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Thành Đoàn tổ chức.

Tinh thần khởi nghiệp đang lan tỏa trong cộng đồng sinh viên ở Đà Nẵng

Đặc biệt, Hội nghị và Triển lãm khởi nghiệp quốc tế Đà Nẵng SURF 2017, sự kiện khởi nghiệp lớn nhất miền Trung… Có thể khẳng định những hoạt động trên đã thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh sinh viên, đồng thời lan tỏa đến các bạn trẻ trên địa bàn.

Tuy nhiên, nếu như việc khởi nghiệp chỉ mới dừng lại ở ý tưởng của các bạn sinh viên thì cũng chỉ mãi là các ý tưởng. Bởi vậy, trên thực tế cần nhiều sự hỗ trợ từ chính quyền, nhà trường đến cộng đồng DN, các ý tưởng đó mới trở thành hiện thực.

Bởi vậy, hỗ trợ cho tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên ở Đà Nẵng, các chương trình, sự kiện, hội thảo, cuộc thi về khởi nghiệp; thông tin về các startups, sản phẩm dịch vụ đổi mới sáng tạo mới gia nhập thị trường... đã được chính quyền, nhà trường và DN tổ chức. Những hoạt động này được tổ chức sinh động, đặc biệt là việc các DN sẵn sàng đỡ đầu cho các ý tưởng đã góp thêm động lực để tinh thần khởi nghiệp diễn ra sôi nổi.

Theo đại diện Hội DNNVV TP. Đà Nẵng, trong thời gian qua hội đã hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp làm thủ tục kinh doanh miễn phí, đồng thời giúp các em tạo mạng lưới kết nối với các doanh nhân để được hỗ trợ một cách có hiệu quả.

Khởi nghiệp là một chặng đường lâu dài, không dễ thành công trong ngày một, ngày hai. Bởi vậy, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ, Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng nhận định, cần nâng cao và tạo môi trường khởi nghiệp cho sinh viên. Tuy nhiên, không nên quá sốt ruột.

Bởi, khởi nghiệp không phải là một phong trào, nên việc kéo tất cả vào cuộc là không thực tế. Hiện nay, trên địa bàn TP. Đà Nẵng nhìn chung hoạt động khởi nghiệp ở các trường học còn diễn ra chưa đồng đều. Có trường hoạt động khởi nghiệp diễn ra sôi nổi, có chiều sâu. Tuy nhiên, cũng có trường hoạt động khởi nghiệp mới chỉ được khởi động. Để tận dụng và phát huy lợi thế của từng trường, nên tổng hợp các kế hoạch hoạt động khởi nghiệp ở từng cơ sở đào tạo.

Từ đó, mới có thể tính đến phương án liên kết, phối hợp giữa các trường với nhau. Đặc biệt, cần thiết ở các trường phải xây dựng được nguồn quỹ riêng cho khởi nghiệp, nhằm hỗ trợ cho sinh viên một cách có hiệu quả.

Thực tế, hoạt động khởi nghiệp không nên quá dựa dẫm vào sự hỗ trợ từ chính quyền, mà bản thân các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa trong việc giáo dục sinh viên về văn hóa khởi nghiệp từ trong nhà trường, cho đến việc thành lập các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp…

Theo đánh giá của nhiều người, TP. Đà Nẵng đang là địa phương khá năng động trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp. Trong những năm qua, các DN đã được hỗ trợ thủ tục hành chính, vốn… để có thể gia nhập thị trường trong thời gian ngắn và chi phí thấp nhất.

Được biết, trong năm 2018, thành phố sẽ tiếp tục cụ thể hoá các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển hoạt động khởi nghiệp. Trong đó có việc triển khai Dự án Trung tâm đào tạo và huấn luyện khởi nghiệp Đà Nẵng. Bên cạnh, địa phương cũng đang tăng cường xây dựng mối quan hệ hợp tác với các quốc gia có hoạt động khởi nghiệp phát triển như Israel, Ireland… nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tiếp tục lan tỏa và đi vào chiều sâu.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập287
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại230,245
  • Tổng lượt truy cập85,137,281
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây