Học tập đạo đức HCM

Hoa Lư phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Ninh Bình

Thứ hai - 18/07/2016 04:26
“Tấp nập như những công trường” đang là cách nói của nhân dân trong các xã khi nói về khí thế làm việc trong cuộc chạy đua “nước rút” để hoàn thành xây dựng nông thôn mới tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Sau hơn 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, huyện Hoa Lư đã có 7/10 xã đạt chuẩn NTM, huyện đang đặt mục tiêu đến hết năm 2016 có 100% số xã đạt chuẩn NTM và đưa Hoa Lư trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh Ninh Bình.

Toàn huyện đã hoàn thành trên 85% khối lượng cải tạo, nâng cấp, xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, trong đó có 38,46 km đường trục xã, 17,29 km đường trục thôn, xóm. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, đã xây dựng và nâng cấp 3 trạm bơm, kiên cố hóa 46,6 km kênh mương.

Hệ thống nhà văn hóa xã, thôn được chỉnh trang hoặc xây mới khang trang với 8 nhà văn hóa xã, 57 nhà văn hóa thôn, xóm; 6 chợ theo tiêu chí quốc gia, 8 công trình nhà máy nước sạch và hệ thống đường ống dẫn nước. Công tác giáo dục của huyện luôn đứng ở tốp đầu của tỉnh về chất lượng, đến nay, huyện đã có 32/33 trường mầm non, tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia. Mạng lưới y tế từ huyện đến thôn, xóm được củng cố; 83% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa.

Công tác vệ sinh môi trường nông thôn có nhiều tiến bộ với tỷ lệ 98% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; 80% cơ sở kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường. Công tác thu gom rác thải được thực hiện khá tốt, huyện đã mua mới 2 xe vận chuyển rác, các xã mua 200 xe thu gom rác.

Nét nổi bật trong phát triển sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn huyện là sản xuất lúa chất lượng cao được đưa vào sản xuất mở rộng, chiếm gần 40% tổng diện tích gieo cấy lúa. Mô hình cánh đồng mẫu có quy mô từ 30-100 ha được triển khai ở nhiều xã; mô hình lúa - cá được thực hiện ở các xã miền núi như Ninh Hải, Ninh Xuân, Trường Yên tại vùng cấy lúa kém hiệu quả bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao và khắc phục được tình trạng bỏ ruộng trong vụ mùa.

 

Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản được duy trì và phát triển, nhất là việc nuôi con đặc sản có giá trị kinh tế cao như: Dê núi, ba ba, cá chép, cá rô đồng, cá quả, cá trắm đen...

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tiếp tục phát triển khá, nhất là sản xuất vật liệu xây dựng, chế tác đá mỹ nghệ, thêu ren, may xuất khẩu với giá trị sản xuất hàng năm đều tăng cao hơn năm trước và năm 2015 đạt 5.492 tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước, gấp 4,5 lần so với năm 2010. Trong 5 năm qua, toàn huyện đã huy động được gần 2.300 tỷ đồng xây dựng NTM. 

Xây dựng nông thôn mới đem đến cho nhân dân trong huyện Hoa Lư nhiều đổi thay đáng kể. Những đường làng, ngõ xóm khang trang, sạch đẹp hơn, nhiều nhà mới của nông dân được xây dựng với những thiết kế hiện đại với nhiều ô tô xuất hiện hơn trên những đường làng quen thuộc.

Chạy đua “nước rút”

Để trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh vào cuối năm 2016, 3 xã còn lại của huyện Hoa Lư là Ninh Khang, Ninh Hòa, Ninh Xuân đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện, gấp rút hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

Tại xã Ninh Khang trong những tháng hè, tranh thủ lúc gặt lúa xong, nhân dân đang khẩn trương triển khai thực hiện các công trình để hoàn thành các tiêu chí còn lại. Là người tích cực tham gia góp công xe cát làm trên 1.000m cống, rãnh thoát nước sinh hoạt khu dân cư, ông Đinh Văn Khánh, thôn Bạch Cừ chia sẻ: chúng tôi thấy các xã khác đã hoàn thành mà xã mình chưa xong cũng thấy sốt ruột. Khi biết chủ trương của xã phấn đấu đưa xã Ninh Khang trở thành xã nông thôn mới vào cuối năm 2016, chúng tôi đã tích cực hưởng ứng góp công, góp của để cùng chính quyền hoàn thành kế hoạch. Từ đầu năm đến nay, chính quyền và nhân dân trong xã đã tích cực triển khai thực hiện các công trình nông thôn mới, chỗ nào cũng tấp nập như công trường. “Bà con nông dân cũng phấn khởi khi thấy các hệ thống đường làng, ngõ xóm, cống thoát nước và đường ra đồng được làm quy mô, bài bản, nhiều nhà vì thế cũng xây mới lại cho thật khang trang” – ông Khanh cho biết.

Theo báo cáo của UBND xã Ninh Khang, ngoài làm cống rãnh thoát nước, vừa qua chính quyền và nhân dân còn tập trung bê tông hóa gần 3 km đường giao thông liên thôn, xóm. Một số công trình khác như cơ sở vật chất văn hóa, trường tiểu học khu vực thôn Bạch Cừ đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng để chào đón năm học mới sắp tới.

Để hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, ông Đinh Vạn Nam, Chủ tịch UBND xã Ninh Khang Ninh Khang cho biết, xã đã tập trung huy động vốn gồm ngân sách xã, huyện, tỉnh và huy động từ nhân dân. Đặc biệt đối với tiêu chí giao thông, địa phương đã chỉ đạo các xã thành lập ban giám sát làm đường ở các thôn, xóm do đồng chí bí thư chi bộ hoặc trưởng thôn phụ trách. Trong quá trình triển khai thực hiện, Ban chỉ đạo xã và ban giám sát các thôn đều tổ chức họp bàn với các hộ dân đảm bảo công khai, dân chủ các khoản đóng góp. Chính vì vậy, việc xây dựng nông thôn mới được làm từ các thôn với khí thế thi đua sôi nổi.

Tại xã miền núi Ninh Xuân, tính đến thời điểm này địa phương còn 3 tiêu chí chưa đạt là: chợ, môi trường, cơ sở vật chất văn hóa, giao thông. Ông Hà Mạnh Tư, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Xuân cho biết, tất cả các tiêu chí này đang được xã đồng loạt triển khai thực hiện với các giải pháp cụ thể. Hiện nay xã đang tiến hành xây dựng chợ, quy hoạch làm nghĩa trang, quy hoạch và thu gom rác thải, lắp đặt đường dẫn ống nước sạch cho nhân dân, xây dựng nhà văn hóa xã.... Tuy nhiên, là xã miền núi, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng được đầu tư nhưng thiếu đồng bộ, kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, không có kinh phí từ đấu giá giá trị quyền sử dụng đất, trong khi các tiêu chí còn lại chưa đạt đều là những tiêu chí khó, cần huy động nguồn vốn lớn. Do vậy, để hoàn thành các tiêu chí chưa đạt, địa phương rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của tỉnh, huyện cả về nguồn lực và cơ chế, giải pháp để sớm hoàn thành các tiêu chí.

Ông Bùi Duy Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoa Lư cho biết, với 3 xã còn lại đều có những khó khăn riêng, để đạt được mục tiêu đã đề ra, huyện Hoa Lư đã đề ra kế hoạch lộ trình và giải pháp cụ thể đối với từng xã. Huyện Hoa Lư đã chỉ đạo các xã tập trung huy động mọi nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế vào xây dựng nông thôn mới. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kêu gọi toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới. Việc huy động đóng góp của nhân dân phải thực hiện đúng quy chế dân chủ ở cơ sở, để người dân tự bàn bạc và quyết định phù hợp với thu nhập của nông dân.

Huyện Hoa Lư đã chỉ đạo kiện toàn lại hệ thống tổ chức chính trị; hoàn thành dứt điểm công tác dồn điền, đổi thửa và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ; nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn; khuyến khích đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh phát triển các dịch vụ, nhà hàng, khách sạn; đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp… Cùng với chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm”, huyện đã thực hiện tốt các chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa phương, nhất là các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động phổ thông.

Đối với các xã đã về đích, huyện tiếp tục chỉ đạo tập trung đầu tư, củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt. Phó Chủ tịch UBND huyện Hoa Lư tin tưởng rằng, với các giải pháp nêu trên cùng với quyết tâm của đảng bộ, chính quyền và nhân dân 3 xã còn lại, cuối năm 2016, huyện sẽ hoàn thành mục tiêu đề ra, đưa Hoa Lư trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh./.

Theo Đảng Cộng Sản

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập228
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại851,263
  • Tổng lượt truy cập93,228,927
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây