Học tập đạo đức HCM

Xây dựng thương hiệu quốc gia của địa phương gắn với sản phẩm du lịch

Thứ hai - 18/07/2016 11:38
Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng gắn liền với các điểm đến được coi là hướng đi mới, trọng trọng được nêu lên tại Diễn đàn thương hiệu quốc gia với sản phẩm địa phương, diễn ra ngày 13/7, ở Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Quốc Thịnh, bộ môn Quản trị thương hiệu - Đại học Thương mại Hà Nội, việc kết nối Chương trình THQG với địa phương dù đã làm nhưng còn rất kém. Việt Nam có rất nhiều sản phẩm xuất khẩu nhưng gần như không mang bất kỳ thương hiệu nào của địa phương từ con cá, cho đến lúa gạo, các loại hoa quả… đều mang thương hiệu khác.

Ông Thịnh cho biết, các địa phương có rất nhiều tiềm năng, nhưng chỉ mới khai thác ở dạng thô, tức là khai thác những cái sẵn có, chứ chưa đầu tư nhiều vào những tiềm năng này.

“Mỗi chuyến đi du lịch, tôi khá vất vả khi tìm kiếm thông tin trên mạng. Danh sách nhà nghỉ ở Hà Giang chẳng hạn, toàn là số cố định mà khi gọi thì không có ai nghe máy. Giới thiệu món ăn cũng chỉ quanh đi quẩn lại những thứ nhàm chán, như là xúc xích nướng, thịt hun khói... Như vậy làm sao quảng bá được, làm sao hấp dẫn khách đến được?”, vị chuyên gia này chia sẻ.

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Thịnh, chưa bàn đến việc xây dựng thương hiệu trên trường quốc tế, việc dễ làm nhất mà chúng ta có thể làm ngay lúc này là giới thiệu các sản phẩm địa phương gắn với điểm đến du lịch của Việt Nam. 

“Trên thực tế, Việt Nam có rất nhiều sản phẩm đặc sắc của các địa phương. Việc gắn kết du lịch với sản phẩm địa phương sẽ giúp thương hiệu sản phẩm được biết đến nhanh hơn khi khách du lịch đến trải nghiệm, tiếp xúc với nhiều “tài nguyên” của Việt Nam.

Ngoài ra, cần phải khai thác được những chỉ dẫn địa lý, gắn liền sản phẩm với từng địa phương, để Lục Ngạn thành thương hiệu cho quả vải, để Cao Phong trở thành thương hiệu cho những trái cam”, ông Thịnh nói.

Ông Nguyễn Quang Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho rằng khi hội nhập ngày càng sâu rộng, thì mức độ cạnh tranh giữa các sản phẩm trở lên quan trọng hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, có thương hiệu đã khó, việc giữ gìn và bảo vệ thương hiệu lại càng khó hơn. Đặc biệt với sản phẩm nông nghiệp, không giống như sản phẩm công nghiệp, quá trình sản xuất ảnh hưởng rất nhiều rủi ro bởi thời tiết, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, giống và các yêu tố đầu vào khác cũng như chăm sóc… trong đó, sản phẩm nhãn nói chung, nhãn lồng Hưng Yên nói riêng cũng trong tình trạng đó.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng nhận định, quá trình hội nhập và phát triển của đất nước đã minh chứng rằng, một trong những yếu tố để hội nhập thành công là phải xây dựng và phát triển sức cạnh tranh tổng thể của quốc gia, trong đó có thương hiệu các vùng miền có tiềm năng, thế mạnh. Do đó, vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu vùng miền vừa cấp thiết trước mắt, vừa là chiến lược lâu dài đòi hỏi sự nỗ lực về nhiều mặt và của các ngành, các địa phương.

 TheoPhan Trang/baochinhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập221
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại851,923
  • Tổng lượt truy cập93,229,587
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây