Học tập đạo đức HCM

Huyện Ba Vì: Gian nan xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 19/09/2013 23:03
Trong số 19 huyện, thị xã đang triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn thành phố Hà Nội, Ba Vì là địa phương có số tiêu chí đạt thấp nhất. Hiện Ba Vì chưa có xã nào đạt đủ 19/19 tiêu chí và còn 29/30 xã đạt thấp, dưới 10 tiêu chí. Với kết quả trên, tiến độ xây dựng NTM của huyện đang rất chậm so với yêu cầu và kế hoạch đề ra.
Tiêu chí đạt thấp

Thôn Vị Nhuế, xã Tiên Phong, mặc dù cách trung tâm thị trấn Tây Đằng không xa nhưng hạ tầng còn rất nhiều yếu kém. Đường giao thông vẫn chủ yếu là đường đất, ngày mưa lầy lội, khó đi. Hai bên đường, những nếp nhà của các hộ dân nhỏ bé, tuềnh toàng cho thấy đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Bí thư Chi bộ thôn Vị Nhuế Nghiêm Thị Huệ cho biết: Sản xuất nông nghiệp là chủ đạo nhưng năng suất lúa của thôn lại rất bấp bênh do thường xuyên úng ngập. Trong khi đó, chăn nuôi mấy năm gần đây chi phí đầu vào tăng cao, đầu ra giảm nên không có lãi… 
 
Mặc dù cách trung tâm huyện Ba Vì không xa nhưng đường thôn Vị Nhuế vẫn rất khó đi.
Mặc dù cách trung tâm huyện Ba Vì không xa nhưng đường thôn Vị Nhuế vẫn rất khó đi.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Phong Đỗ Đình Trưởng, qua rà soát các tiêu chí NTM, đến nay Tiên Phong mới có 3 tiêu chí đạt là hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh; an ninh, trật tự xã hội được giữ vững và y tế. Do đời sống kinh tế của người dân khó khăn nên rất khó huy động nguồn lực người dân đóng góp xây dựng NTM, ngân sách xã cũng hạn chế nên các công trình xây dựng hạ tầng lớn đều phải trông vào sự đầu tư của cấp trên.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Ba Vì Nguyễn Đình Dần cho biết, 5 năm qua, huyện đã huy động được 4.000 tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong đó, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm 40%; công nghiệp xây dựng (chủ yếu là làm đường giao thông) chiếm 35% và lĩnh vực hạ tầng xã hội (chủ yếu là giáo dục và y tế) chiếm 25%. Tuy nhiên, số tiền đầu tư trên mới chỉ đáp ứng được một phần của Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM. Cũng bởi vậy, huyện có 30 xã xây dựng NTM nhưng đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có xã nào đạt đủ 19/19 tiêu chí NTM. Ngay xã điểm NTM của huyện là Cổ Đô, dù được thành phố, huyện, và địa phương quan tâm đầu tư nhưng đến nay mới đạt 15 tiêu chí, 1 tiêu chí cơ bản đạt và 3 tiêu chí chưa đạt là cơ sở vật chất trường học, cơ sở vật chất văn hóa và chợ nông thôn; 16 xã khác chỉ đạt 5-9 tiêu chí. Đáng chú ý, huyện có 13 xã đạt dưới 5 tiêu chí.

Ưu tiên nguồn lực cho huyện nghèo

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng NTM của huyện như sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở chưa cao; việc tuyên truyền về xây dựng NTM của một số xã còn hạn chế về phương pháp, nội dung. Một số cơ sở chưa tập trung chỉ đạo đồng bộ các nhiệm vụ xây dựng NTM, cá biệt có cơ sở còn ngại khó, trông chờ, ỉ lại, chưa tập trung huy động nguồn lực xây dựng… Đặc biệt, xuất phát điểm kinh tế Ba Vì khi bắt tay vào xây dựng NTM thấp hơn nhiều so với các huyện, thị xã của thành phố bởi địa bàn nông thôn rộng, trong khi đó đất canh tác lại manh mún, chân ruộng cao, khó áp dụng các biện pháp thâm canh tiên tiến vào sản xuất. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế cao còn chậm. Do đó, nguồn lực để xây dựng NTM chủ yếu vẫn là vốn ngân sách, việc đóng góp huy động từ nhân dân còn hạn chế…

Tháo gỡ khó khăn trên, Ba Vì xác định sẽ tập trung vào công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về phong trào xây dựng NTM; đồng thời khích lệ các địa phương tìm cách làm phù hợp, sáng tạo dựa vào đặc điểm, lợi thế của từng địa phương. Việc huy động nguồn lực sẽ đa dạng hơn, có thể đóng góp bằng ngày công, góp tiền hoặc cải tạo, nâng cấp nơi ở, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính các hộ gia đình… Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Nguyễn Văn Hải cũng kiến nghị ưu tiên tăng kinh phí đầu tư xây dựng NTM cho các huyện nghèo như Ba Vì, bên cạnh đó, tiếp tục tháo gỡ những bất cập trong chính sách về đất đai, giải phóng mặt bằng; ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn...
 Tags: tiêu chí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập149
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm148
  • Hôm nay29,585
  • Tháng hiện tại329,950
  • Tổng lượt truy cập85,236,986
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây