Học tập đạo đức HCM

Kết nối dạy nghề với tạo việc làm

Thứ ba - 31/07/2012 00:04
Lồng ghép các chương trình dạy nghề; phối hợp với các trường, trung tâm dạy nghề trên địa bàn để dạy nghề và tạo việc làm tại chỗ cho người dân..., mô hình này đã và đang tạo thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn lao động ở Hà Nam.

heo thống kê của Sở LĐTBXH tỉnh Hà Nam, từ năm 2006 đến nay, tỉnh đãđào tạo nghề cho khoảng 80.000 lao động, trong đó có 7.000 người được đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật; sơ cấp nghề là khoảng 38.000 người; còn lại là các ngành nghề lĩnh vực khác, với gần 70.000 người được giải quyết việc làm.

Nghề dệt, xe tơ được nhiều học viên nữ theo học.

Mỗi năm tạo việc làm mới cho 14.000 người

Để đạt được kết quả này, tỉnh Hà Nam - mà chủ chốt là Sở LĐTBXH, Hội ND, Hội Phụ nữ... rất chú trọng đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Theo đó, việc nâng cao chất lượng giảng dạy, đầu tư trang thiết bị, nhằm đáp ứng nhu cầu học, cũng như yêu cầu chất lượng lao động của các thị trường xuất khẩu được đặc biệt chú ý.

Bên cạnh đó, Sở LĐTBXH và các tổ chức hội phối hợp với các trường, trung tâm dạy nghề trên địa bàn để dạy nghề cho người dân. Trong tổng số 80.000 lao động được đào tạo nghề, có khoảng 15.000 lao động thuộc các đối tượng chính sách, hộ nghèo... được đào tạo miễn phí 100%. Trung bình mỗi năm số lao động được tạo việc làm mới khoảng 14.000 người, trong đó có khoảng 55-60% số người được nhận vào các doanh nghiệp.

Trao đổi với chúng tôi về kế hoạch đào tạo nghề trong thời gian tới, ông Phạm Hùng - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Hà Nam cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp để tạo việc làm tại chỗ cho người dân. Theo kế hoạch, giai đoạn 2010-2015, tỉnh phấn đấu đào tạo nghề cho khoảng 85.100 người".

Một số ngành, nghề khó tuyển sinh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 21 trường, trung tâm dạy nghề, trong đó có 16 cơ sở của tỉnh và 5 cơ sở của T.Ư. Đây chính là một trong những thế mạnh của tỉnh, nhưng lại là khó khăn đối với các trường, trung tâm vì phải cạnh tranh quyết liệt để có học viên.

“Trong thời gian tới của trung tâm dự kiến sẽ đầu tư vào các lớp may công nghiệp, thêu ren và một số nghề thủ công mỹ nghệ do thiếu cơ sở vật chất, giáo viên giỏi”.

Chia sẻ về những khó khăn này, ông Đỗ Quang Triệu - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Hà Nam cho hay: "Từ đầu năm đến nay có 12 công ty, doanh nghiệp đến đề nghị nhà trường giới thiệu lao động qua đào tạo cho họ, với các ngành nghề như hàn, cơ khí, điện, nước... với thu nhập từ 2,5-4,5 triệu đồng/người/tháng, nhưng nhà trường mới tuyển sinh được 175 học viên hệ cao đẳng (chỉ tiêu 250) và 350 học viên hệ trung cấp (chỉ tiêu 400).

Lý do là thời gian học nghề này dài, học lại vất vả". Năm 2011, Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Hội ND tỉnh mở 8 lớp dạy nghề, với gần 300 người tham gia. "Trong thời gian tới của trung tâm dự kiến sẽ đầu tư vào các lớp may công nghiệp, thêu ren và một số nghề thủ công mỹ nghệ do thiếu cơ sở vật chất, giáo viên giỏi" - bà Trần Thị Hạnh - Phó Giám đốc trung tâm cho biết.

Anh Nguyễn Văn Mạnh ở Thanh Tuyền (Thanh Liêm) đang học nghề điện dân dụng tại Trường Cao đẳng Nghề Hà Nam chia sẻ: "Tay nghề là quan trọng, nhưng "thương hiệu" trường cũng rất quan trọng, nên chúng em muốn học ở các trường lớn để sau này dễ xin việc hơn. Học ở đây thầy cô rất nhiệt tình, nhưng cơ sở vật chất, dụng cụ thí nghiệm, thực hành rất thiếu".

Theo Danviet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập635
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại44,577
  • Tổng lượt truy cập88,722,911
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây