Học tập đạo đức HCM

Kinh phí dạy nghề nông thôn quá thấp

Chủ nhật - 15/11/2015 07:23
Tiền thực hành chi cho một học viên chỉ 6.000 đồng/buổi học, nên không ít lớp học nghề cho lao động nông thôn phải học… chay.

 

 

Nguyễn Phương Thùy (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong nhiều nông dân mất đất may mắn được tham gia lớp học nghề kỹ thuật chế biến món ăn cho lao động nông thôn bị mất đất do xã phối hợp Trường Cao đẳng Nghề Trần Hưng Đạo giảng dạy. Về cơ bản, sau 3 tháng học chị Thùy đã nắm hết kỹ thuật chế biến món ăn, an toàn trong lao động, kỹ thuật đảm bảo an toàn thực phẩm… Nhưng do kinh phí eo hẹp nên chị và các học viên khác rất ít được thực hành. 

Thầy Đặng Danh Trung – giáo viên Trường Cao đẳng Nghề Trần Hưng Đạo cho biết, đây là khó khăn chung của nhiều đơn vị khi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Theo thầy Trung, mỗi học viên chỉ được cấp khoảng 650.000 đồng để thực hành cho 1 khóa học 3 tháng. Trong đó, số giờ thực hành chiếm 2/3 thời lượng. Do kinh phí ít nên tiền thực hành cho 1 học viên chỉ được chưa đầy 6.000 đồng/buổi.

Thừa nhận định mức kinh phí cho hoạt động dạy nghề còn thấp, ông Nguyễn Duy Hưng – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Trần Hưng Đạo cho rằng: “Giữa thời buổi “bão giá” mà định mức dạy nghề ở một thành phố lớn như Hà Nội đã ban hành 4-5 năm nay vẫn không hề thay đổi. Cứ như vậy, về lâu dài sẽ gây khó khăn cho hoạt động đào tạo, ảnh hưởng chất lượng dạy nghề”.

Trường Cao đẳng Nghề hiện dạy 3 nghề chính là: Kỹ thuật chế biến món ăn, Kỹ thuật pha chế đồ uống và Kỹ thuật hàn. Định mức phân bổ kinh phí cho cả 3 ngành này đều không còn phù hợp với thực tế. Trước khó khăn đó, thầy Trung cho biết, các lớp học đã tự xoay xở, lấy tiền ở tiết thực hành nguyên liệu rẻ, bù cho hôm thực hành nguyên liệu đắt. “Thậm chí, chúng tôi còn phải kêu gọi “xã hội hóa” từ chính học viên. Tức là học viên tự đóng thêm quỹ lớp, khi cần thực hành món đắt tiền thì bỏ thêm ra mua nguyên vật liệu, sau đó dùng sản phẩm liên hoan luôn” – thầy Trung nói thêm.

Minh Nguyệt

 Theo danviet.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập653
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm651
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại45,944
  • Tổng lượt truy cập88,724,278
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây