Học tập đạo đức HCM

Cánh đồng lớn vướng gì? - Thừa đầu vào, thiếu đầu ra

Chủ nhật - 15/11/2015 20:28
Cánh đồng lớn ở ĐBSCL những năm qua đã khẳng định được nhiều ưu điểm, diện tích ngày càng mở rộng, chi phí sản xuất giảm, hiệu quả kinh tế tăng, nông dân được hưởng lợi nhiều hơn.
 
Bất cập trong cánh đồng lớn hiện nay chủ yếu là ở khâu tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân

Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn gặp trục trặc. Mối liên kết bốn nhà còn lỏng lẻo, nhất là liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân.  
 
Chủ trương xây dựng liên kết, thực hiện cánh đồng lớn là đúng đắn và rất cần thiết nhưng nhiều nơi vẫn còn bất cập trong cách làm. 
 
Ở hầu hết các địa phương thực hiện cách đồng lớn đang có thực trạng là mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân chỉ làm tốt khâu đầu vào, do có nhiều đơn vị tham gia. Còn khâu đầu ra, tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân lại bế tắc do rất ít doanh nghiệp mặn mà tham gia ký hợp đồng. 
 
Ông Phù Khí Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, từ khi triển khai thực hiện cánh đồng lớn sản xuất lúa theo hướng VietGAP, cho đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện được 102 cánh đồng trong9 vụ lúa với tổng diện tích 12.260 ha
 
Cánh đồng lớn chủ yếu được thực hiện trong diện tích quy hoạch vùng lúa chuyên canh chất lượng cao 120.000 ha của tỉnh. Riêng vụ hè thu 2015 thực hiện được 13 cánh đồng, có 651 hộ nông dân tham gia với diện tích1.470 ha. Dự kiến vụ đông xuân 2015-2016 toàn tỉnh sẽ thực hiện 13 cánh đồng với diện tích 1.935 ha
 
Thực hiện mối liên kết 4 nhà, khâu đầu vào của cánh đồng lớn khá thuận lợi với rất nhiều doanh nghiệp tham gia. Cụ thể, thời gian qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh (đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng cánh đồng lớn) đã phối hợp với các đơn vị cung úng lúa giống, vật tư đầu vào như Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang cung ứng lúa giống; Công ty TNHH Hóa nông Hợp Trí, Công ty Dasco (Đồng Tháp), Công ty TNHH Thanh Xuân… cung ứng sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh. 
 
Trong khi đó, khâu đầu ra tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân khá bế tắc, do rất ít doanh nghiệp tham gia. Ngay cả số ít cánh đồng lớn có hợp đồng bao tiêu thì khi thu mua cũng gặp nhiều bất cập, khiến lượng lúa thu mua được rất ít. 
 
Như Công ty CP Phan Minh ký hợp đồng thu mua lúa tại cánh đồng lớn hợp tác xã Kênh 7B (xã Thạnh Đông A, Tân Hiệp), do nông dân thu hoạch đồng loạt nhưng đơn vị lại không có đủ phương tiện vận chuyển nên sản lượng thu mua chỉ đạt 30% so với sản lượng toàn cánh đồng, giá cao hơn 100-200 đồng/kg
 
Tương tự, Công ty CP BVTV An Giang (Tập đoàn Lộc Trời) ký hợp đồng thu mua lúa cánh đồng lớn xã Vĩnh Phước B (Gò Quao) cũng chỉ đạt 80% sản lượng, với giá cao hơn 200-300 đồng/kg
 
Ông Võ Minh Chiếu, Chủ nhiệm hợp tác xã Nông nghiệp kênh 7B, cho biết: “Qua vụ canh tác lúa theo hướng VietGAP trên cánh đồng lớn, đồng thời thực hiện quy trình giảm phát thải khí nhà kính, nông dân rất phấn khởi, do giảm được chi phí đầu tư, hiệu quả kinh tế tăng. 
 
Toàn hợp tác xã có 526 ha, với 420 xã viên, cùng thực hiện cánh đồng lớn, mỗi vụ giảm được khoảng 1 tỷ đồngchi phí đầu tư, một năm tiết kiệm được 3 tỷ. Bức xúc lớn nhất hiện nay của bà con là khâu tiêu thụ, dù có hợp đồng nhưng nông dân vẫn phải bán cho thương lái bên ngoài, do doanh nghiệp thu mua không kịp. Làm theo hướng VietGAP, chất lượng gạo sạch nhưng lại phải bán như lúa thường thì quá uổng phí”. 
 
Tại các địa phương khác, việc thực hiện cánh đồng lớn cũng gặp những bất cập tương tự. Ông Huỳnh Văn Tồn, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết, huyện mới bắt tay thực hiện cánh đồng lớn chỉ được 3 năm nay, với 4 vụ lúa, diện tích mỗi năm khoảng 600 ha. Ban đầu gặp nhiều trục trặc trong thực hiện cánh đồng lớn, nông dân bẻ kèo doanh nghiệp và ngược lại doanh nghiệp bẻ kèo nông dân. 
 
Cụ thể, ở vụ lúa đông xuân năm 2013, lần đầu tiên huyện triển khai thực hiện cánh đồng lớn cho hơn 2.000 hộ dân đăng ký tham gia theo kiểu làm ăn mới, nông dân cũng háo hức đăng ký tham gia. Phía huyện giao cho Phòng NN-PTNT đại diện cho người dân sản xuất lúa đứng ra ký hợp đồng với 3 doanh nghiệp bao tiêu lúa gồm: Công ty Lương thực Sài Gòn, Công ty TNHH Việt Thành, Công ty TNHH Hiệp Lợi với diện tích ký gần 500 ha
 
Nhưng đến ngày thu hoạch lúa, doanh nghiệp làm khó nông dân, chê lúa chất lượng kém, không đạt yêu cầu, thanh toán so với cam kết… Cho nên vụ lúa đông xuân năm đó có hơn 40% nông dân nản không bán lúa cho doanh nghiệp mà bán ra ngoài trị trường. 
 
Theo ông Tồn, sản xuất cánh đồng lớn thường xảy ra sự bẻ kèo giữa hai bên là lúc “giờ cuối”, gần ngày thu hoạch. Cái khó lớn nhất hiện nay khi ký hợp đồng bao tiêu trong cánh đồng lớn giữa doanh nghiệp và nông dân chưa có sự ràng buộc chặt chẽ ngay từ ban đầu. 
 
Đa phần doanh nghiệp muốn ký hợp đồng với dân chủ yếu họ đưa giống, kỹ thuật, phân bón… nhưng không chốt giá trước. Có khi lúa của dân còn 7-10 ngày nữa là thu hoạch doanh nghiệp mới xuống đi thực tế vùng nguyên liệu, rồi họp với dân để đưa ra giá và định ngày thu hoạch. 
 
Thường doanh nghiệp đưa ra thời gian thu hoạch trễ hơn 2-5 ngày nhằm để lúa thật khô trên đồng, giảm hao hụt khi phơi sấy. Chính các yếu tố đó làm cho doanh nghiệp và nông dân chưa tin tưởng nhau, dễ dẫn đến sự cố là bẻ kèo giữa hai bên. 
 
Từ vụ lúa đó, huyện rút kinh nghiệm cho các vụ sau khi thực hiện cánh đồng lớn bằng cách huyện đứng ra làm trọng tài xây dựng lòng tin giữ hai bên và tìm doanh nghiệp bao tiêu có đủ năng lực tài chính và giữ chữ tín trong thực hiện hợp đồng. Dự kiến vụ lúa đông xuân 2015-2016, cả huyện có hơn 1.200 ha diện tích tham gia cánh đồng lớn, với 5 doanh nghiệp sẵn sàng ký hợp đồng bao tiêu với nông dân. 
 
Còn tại An Giang, mặc dù là tỉnh đầu tiên của cả nước thực hiện mô hình liên kết sản xuất suốt 5 năm qua, nhưng một số nơi giữa doanh nghiệp và nông dân chưa thật sự “gặp nhau” trên cánh đồng lớn. Theo Sở NN-PTNT An Giang, gần nhất là vụ đông xuân 2013 - 2014, không có doanh nghiệp nào thu mua đạt 100% sản lượng như hợp đồng đã ký kết. 
 
Cánh đồng lớn được các doanh nghiệp và nông dân thỏa thuận ký kết trồng lúa xác nhận, theo qui trình phải 5giảm, doanh nghiệp tạm ứng giống, vật tư ban đầu hoặc áp dụng hình thức hỗ trợ từ 150 - 200 đồng/kg lúa và thu mua trọn vẹn sản lượng sau khi thu hoạch. Tuy hợp đồng là vậy, nhưng đến khi nông dân thu hoạch rộ là lại xảy ra trục trặc, nhất là những năm giá lúa có biến động mạnh.
 
Đ.T.Chánh - Lê Hoàng Vũ (nongnghiep.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập193
  • Hôm nay35,031
  • Tháng hiện tại1,002,664
  • Tổng lượt truy cập93,380,328
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây