Học tập đạo đức HCM

Tạo lực đẩy để có cánh đồng lớn

Thứ hai - 16/11/2015 19:53
Liên kết, gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn là đòi hỏi, hướng đi tất yếu của ngành nông nghiệp nhằm khắc phục những hạn chế và yếu kém trong sản xuất cũng như tiêu thụ nông sản. Vậy nhưng, từ mô hình đến nhân rộng vẫn còn nhiều lực cản.
 
Không phải muốn là được 
 
Khi mô hình cánh đồng mẫu lớn của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (nay là Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời) hình thành, đã tạo ra tiếng vang và sự phấn chấn lớn trong ngành nông nghiệp khi trước đó đang loay hoay đi tìm lời giải cho bài toán liên kết và tiêu thụ nông sản trước sự manh mún của nông hộ. Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 62 nhằm thay thế Quyết định 80 về tiêu thụ nông sản để tạo điều kiện cho việc liên kết và mở rộng cánh đồng lớn.
 
Từ năm 2013 đến hết vụ đông xuân 2015, đã có hàng ngàn cánh đồng lớn được liên kết, xây dựng ở các địa phương với diện tích khoảng 556.000ha, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thực hiện liên kết lớn nhất với 450.000ha. Một số mô hình liên kết hiệu quả như của Công ty cổ phần Gentraco (Cần Thơ), Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình, Công ty TNHH Cường Tân (tỉnh Nam Định)… hay các doanh nghiệp lớn như Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang và Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood2) đã xây dựng các đề án cụ thể phát triển cánh đồng lớn giai đoạn 2015-2020. Ở các vùng khác như duyên hải miền Trung và đặc biệt khu vực miền núi phía Bắc, do quy mô diện tích sản xuất nhỏ lẻ nên việc xây dựng mô hình này tuy có tăng nhưng chưa nhiều.
 
Vùng ĐBSCL tham gia cánh đồng lớn giúp giảm chi phí sản xuất 10%-15% và giá trị sản lượng có thể tăng 20%-25%. (Ảnh: Cao Thăng)

Tham gia cánh đồng lớn người sản xuất được ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ổn định, được hỗ trợ kỹ thuật; một số mô hình còn được doanh nghiệp liên kết cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào không tính lãi. Các doanh nghiệp đã có được vùng cung cấp nguyên liệu ổn định với chất lượng bảo đảm và tiết kiệm chi phí thu mua, vận chuyển. Tình trạng thương lái đấu trộn các loại giống lúa để bán cho doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến chất lượng gạo xuất khẩu cũng giảm đáng kể khi doanh nghiệp và nông dân cùng tham gia cánh đồng lớn ở ĐBSCL. Nhờ diện tích gieo trồng lớn, thuận tiện trong việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất, tiết kiệm chi phí và thời gian, nhưng hiệu quả ở mỗi nơi có mức độ khác nhau do cách làm khác nhau, tùy theo đặc điểm. Như vùng ĐBSCL khi tham gia cánh đồng lớn, mỗi hécta giúp giảm chi phí sản xuất từ 10% - 15% và giá trị sản lượng có thể tăng 20% - 25%, thu nhập tăng thêm 2,2 - 7,5 triệu đồng/ha. Hiệu quả kinh tế trên 1ha lúa ở phía Bắc thấp hơn, giá trị sản lượng tăng trung bình từ 17% - 25%, tùy theo từng địa phương.
 
Tuy vậy, mới đây, tại buổi sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định 62, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết, tốc độ mở rộng diện tích liên kết các cánh đồng lớn trong 2 năm qua còn khá chậm. ĐBSCL - nơi tập trung nhiều cánh đồng lớn nhất về diện tích cũng chỉ đạt 11% trong tổng diện tích canh tác lúa. Một số tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Bắc Cạn… vẫn chưa có doanh nghiệp nào đề xuất phương án hay dự án cánh đồng lớn. Hiện vẫn còn 33 tỉnh chưa ban hành quy chuẩn cánh đồng lớn23 tỉnh chưa có quy hoạch cánh đồng lớn56tỉnh chưa triển khai chính sách. Tỷ lệ thành công hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản ở các cánh đồng lớn cao nhất trên 70%, nhưng đó là cá biệt, còn con số bình quân chỉ từ 20% - 30%. “Căn bệnh trầm kha” doanh nghiệp hoặc nông dân “bẻ kèo” vẫn còn khá phổ biến, nhất là khi diễn biến thị trường bất lợi, vẫn chưa được xử lý.
 
Còn khó triển khai
 
Có lẽ do quá nhiều kỳ vọng nên kết quả đạt được 2 năm qua làm không ít người thất vọng. Do đó cần khách quan và tỉnh táo để xem xét các vấn đề liên quan. Để làm cánh đồng mẫu, Công ty CP BVTV An Giang đã phải chuẩn bị nguồn nhân lực cũng như cơ sở vật chất trong nhiều năm. Nhưng mô hình của công ty này khó có thể nhân rộng vì không có nhiều doanh nghiệp đủ nguồn lực, vì phần lớn doanh nghiệp nông nghiệp hiện nay đều thuộc dạng vừa và nhỏ. Chính sách hỗ trợ của Quyết định 62 cũng chưa sát với thực tế nên khó triển khai. Cả doanh nghiệp và nông dân trong cánh đồng lớn đều thiếu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất nhưng việc tiếp cận vốn lại rất khó, nhất là với hợp tác xã vì không có gì để thế chấp khi vay vốn. Trong khi đó, Quyết định 62 chưa đề cập đến vai trò của tổ hợp tác khi liên kết, xây dựng doanh nghiệp; trong khi ở ĐBSCL, tổ hợp tác lại phát triển rất nhiều và doanh nghiệp thường liên kết với tổ hợp tác thay vì với hợp tác xã. Một bất cập khác, Quyết định 62 giao trách nhiệm về cho địa phương làm chính sách. Đến khi triển khai, Bộ NN-PTNT quy định trách nhiệm là lãnh đạo tỉnh hỗ trợ các đối tương cánh đồng lớn, trong lúc Bộ Tài chính yêu cầu phải có ý kiến của Hội đồng nhân dân tỉnh.
 
Ông Phan Minh Báu, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai, phản ánh: “Khi đem vấn đề này trình lên thì hội đồng nhân dân cho biết văn bản của Bộ Tài chính không phải là văn bản quy phạm nên không giải quyết”. Còn ông Huỳnh Văn Tranh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Cà Mau, bức xúc khi cho rằng, dù sở đã chủ động tham mưu cho lãnh đạo tỉnh và cố gắng hết mức nhưng doanh nghiệp vẫn không vay được vốn ưu đãi theo Quyết định 62 thì nói gì đến lượt hợp tác xã? Việc tiêu thụ sản phẩm cũng chưa có doanh nghiệp nào dám làm phương án dài 5 nămmà chỉ có thể lên kế hoạch từng năm do thị trường bất ổn. Thực tế đó bộc lộ hạn chế chính sách khi áp dụng. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng trong cánh đồng lớn càng không thực hiện được.
 
Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, ông Huỳnh Thế Năng, cho rằng chính sách không cần dàn trải như hỗ trợ 30% giống lúa mà chỉ cần tập trung vào khâu tác động đến việc nâng cao năng lực. Như chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng đúng thực chất ở ĐBSCL là hệ thống kênh rạch. Vào vụ thu hoạch, ghe lớn không vào được kênh cấp 3 để vận chuyển lúa, gây ùn tắc do tình trạng phân cấp quản lý. Vì vậy, cần khơi thông dòng chảy cho khâu này. Chính sách tín dụng cũng vậy, làm sao để doanh nghiệp và hợp tác xã, 2 khâu quan trọng trong việc liên kết nhưng đều thiếu vốn, có thể tiếp cận nhanh nguồn vốn vay ưu đãi. Việc các tỉnh chậm triển khai cánh đồng lớn, phải chăng đang chờ ngân sách? Đây là những bất cập, đòi hỏi có sự sửa đổi, bổ sung chính sách để tạo lực đẩy cho việc liên kết, hình thành cánh đồng lớn.
 
Công Phiên (Báo Sài Gòn Giải Phóng)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập317
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại182,129
  • Tổng lượt truy cập90,245,522
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây