Học tập đạo đức HCM

Lấy tổ chức sản xuất là bệ phóng

Thứ năm - 06/08/2015 21:03
Sau 4 năm thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM, cù lao Ngũ Hiệp (xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, Tiền Giang) đang khoác lên mình chiếc áo mới.

Hộ nghèo giảm chỉ còn 4,33%, hộ dân có thu nhập từ 100 - 500 triệu đồng chiếm 50% trong tổng số 4.126 hộ. Tỷ phú sầu riêng tăng dần theo từng năm. Thu nhập bình quân của người dân Ngũ Hiệp đạt trên 30 triệu đồng/người/năm.
Ông Dương Văn Đây, nông dân SX giỏi ở ấp Long Quới, nói: Từ ngày bắt tay xây dựng NTM đến nay người dân xã Ngũ Hiệp đã và đang hưởng lợi lớn từ các công trình phúc xã hội do Nhà nước và nhân dân cùng làm. Điển hình như công trình nhựa hóa đường vòng quanh cù lao Ngũ Hiệp, bê tông hóa các con đường liên ấp, liên xóm.
Khi các công trình đưa vào sử dụng thì ngay lập tức giá trị hàng nông sản tăng từ 15-20%. Kinh tế vườn của 693 hộ dân trong ấp Long Quới tăng hơn các ấp khác trong xã. Nhà vườn bây giờ rất giỏi trong việc xử lý để cây sầu riêng ra hoa rải vụ thu hoạch trước và sau Tết Nguyên đán khoảng 1 tháng đều bán được giá cao. Nhiều hộ dân đưa công nghiệp vào khâu tưới nước, bón phân đã giảm ngày công lao động và giá thành SX.
Ông Đây tính: Trước đây trồng sầu riêng tưới thủ công phải làm cả ngày mới xong 1 ha và tiêu hao lượng điện lớn. Từ ngày đầu tư hệ thống tưới phun chỉ cần mở điện trong vòng 1 giờ là tưới xong, tiền điện giảm 50%. Bình quân 1 ha đầu tư khoảng 50 triệu đồng hệ thống ống tưới rất hiệu quả, sử dụng cả chục năm. Hệ thống tưới phun ngoài việc tưới nước còn vận dụng vào việc bón phân cho sầu riêng hiệu quả cao hơn rải phân hạt.
Ông Trần Hữu Toàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngũ Hiệp, cho biết: Từ ngày bắt tay xây dựng NTM thì ở vùng đất Ngũ Hiệp ngày càng có nhiều nông dân giỏi kỹ thuật canh tác sầu riêng. Nếu như trước đây nhà vườn trồng sầu riêng chỉ biết chờ đến mùa cây ra hoa hái quả thì bây giờ bà con ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật cho cây ra hoa rải vụ đạt hiệu quả rất cao.
Giá sầu riêng rải vụ từ mức 60.000 đồng/kg đến hơn 100.000 đồng/kg đã giúp cho nhiều nhà vườn thu về bạc tỷ/ha. Trong khi đó, chi phí đầu tư SX cho một mùa trái chỉ chiếm khoảng 25%/ tổng doanh thu. Một khi chủ động được thời vụ thì không còn phải lo đầu ra, trái gần đến ngày thu hoạch là thương lái đến đặt tiền cọc mua theo giá thị trường.
Ở cù lao Ngũ Hiệp, 1 gia đình có 4 nhân khẩu chỉ cần 2.000 m2 đất trồng sầu riêng là thoát bền vững. Cây sầu riêng phát triển ổn định và bền vững là nhờ các viện trường, các nhà khoa học, kỹ sư nông nghiệp đã đến chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhà vườn trong việc xử lý cho cây ra hoa rải vụ đã góp phần tạo nên thắng lợi trong việc xây dựng NTM.
Nếu như năm 2014 toàn xã có 218 hộ nông dân SX giỏi cấp huyện và tỉnh thì năm 2015 số lượng nông dân đăng ký xét bình chọn là 2.071 hộ. Trong đó số hộ nông dân xét cấp xã là 1.428 hộ, cấp huyện 492 hộ, cấp tỉnh 149 hộ và đặc biệt có 9 hộ đang đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Với số lượng đăng ký trên thì khả năng sẽ có khoảng 70% hộ được công nhận nông dân SX giỏi các cấp.
Ông Đỗ Quốc Khánh, Chủ tịch UBND xã Ngũ Hiệp, cho biết: Xuất phát điểm xây dựng NTM, Ngũ Hiệp chỉ đạt được 4 tiêu chí là: Thủy lợi, hình thức tổ chức SX, văn hóa và an ninh trật tự. Lúc đó hộ nghèo trên địa bàn xã còn khá cao với trên 9%, dân số hơn 15.000 người, thu nhập bình quân chỉ khoảng 18 triệu đồng/người/năm.
Xuất phát điểm thấp nên khi bắt tay vào thực hiện, Ngũ Hiệp đã chọn hình thức tổ chức SX là bệ phóng trong quá trình xây dựng NTM. Trên cơ sở đó, Ngũ Hiệp huy động toàn lực vào cuộc hướng nông dân chuyển đổi vườn xen canh thành chuyên canh và trồng giống sầu riêng cơm vàng hạt lép cho giá trị kinh tế cao.
Đến nay, toàn bộ 1.600 ha đất SXNN của xã được nhà vườn trồng cây ăn trái, trong đó vùng chuyên cây sầu riêng cơm vàng hạt lép chiếm hơn 1.500 ha, năng suất mỗi năm đạt từ 28.000 đến 32.000 tấn.
Cây sầu riêng đã đẩy lùi hộ nghèo từ mức 9% năm 2011 xuống còn dưới 4,33% cuối năm 2014. Từ năm 2013 đến nay thì tỷ lệ hộ giàu tăng dần theo từng vụ sầu riêng. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên chiếm 90,6%, tương đương với 9.324 trong độ tuổi lao động.
Hiệu quả kinh tế ngày một tăng cao là nhờ nông dân chuyển đổi giống cây trồng cho trái ngon. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghiệp vào khâu tưới nước và bón phân để giảm công lao động, hạ giá thành sản phẩm; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật cho cây ra hoa rải vụ bán được giá cao. Ngũ Hiệp đã sẵn sàng đón nhận xã đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2015.
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập191
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm190
  • Hôm nay59,895
  • Tháng hiện tại890,622
  • Tổng lượt truy cập92,064,351
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây