Lợi thế “trời cho”
Công bằng mà nói, Yên Lạc vốn dĩ cũng có những lợi thế không phải nơi nào cũng có được: Tiếp giáp với các thị xã và huyện có tốc độ tăng trưởng nhanh như thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên; liền kề và có hệ thống giao thông thuận lợi với 2 thành phố lớn là Hà Nội và Việt Trì… Song những yếu tố “trời cho” đó chưa phải là tất cả. Xưa nay, yếu tố con người luôn là những chỉ số định tính hết sức quan trọng trong bất kỳ một chủ trương, kế hoạch nào dù lớn hay nhỏ.
Bà Hoàng Thị Lương, nông dân xã Đại Tự (Yên Lạc) trồng giống cà chua Savior ghép trên gốc cà tím thu lãi 15 triệu đồng/sào. Ảnh: An Vũ
Nếu như cách đây hơn nửa thế kỷ, bắt đầu từ nhận thức “Xã viên không coi ruộng đất là của mình nên họ chẳng thiết tha gì với đồng ruộng…” để rồi từ đó dẫn đến sự trăn trở “Phải để nông dân làm chủ mảnh đất của mình…” mà Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc những năm 60 của thế kỷ trước đã bật ra hình thức khoán hộ cho nông dân, để rồi sau bao nhiêu nghi ngờ, bao nhiêu sóng gió, cuối cùng chính kết quả của cách làm này đã trở thành lời phán quyết xác đáng nhất cho một tư duy quản lý, đưa ông trở thành người tiên phong trong đổi mới nông nghiệp ở Việt Nam. Chuyện này có thể coi là sự bắt đầu. Thế nhưng sau đó thì sao? Ai cũng hiểu, con người thì ngày càng sinh sôi, mà ruộng đất thì không.
Trục đường chính vào huyện Yên Lạc. A.V
Rồi đến ngày mặc dù đã làm chủ mảnh đất của mình, nhưng đất chật người đông, hạt lúa làm ra không còn đủ nữa (một thống kê gần đây cho thấy diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người ở Yên Lạc rất thấp.
Trước khi bước vào chương trình NTM, giai đoạn 2008-2010, tỷ lệ này là khoảng trên 500m2/người dân, và trên 1.000m2 cho mỗi lao động nông nghiệp). Vậy là lại phải tìm tòi, lại phải trăn trở, lại phải bung ra bươn chải… Và rồi cũng thuận theo lẽ thường, với tư duy “phải làm chủ” rất “Yên Lạc” dường như đã thấm vào máu từ thời Bí thư Kim Ngọc ngày nào, người Yên Lạc đã chuyển dần từ sự nhập cuộc dè dặt sang giữ thế chủ động trên con đường chuyển đổi cơ cấu từ nông nghiệp thuần túy sang các mô hình kinh tế, dịch vụ khác.
Cũng theo con đường đó, diện mạo nông thôn Yên Lạc từng ngày khởi sắc. Người ta cũng dần quen với những tên gọi kèm theo tính từ của các địa danh: Minh Tân - Phố làng, Nguồn sáng thôn Đanh, Đất lúa anh hùng, Làng nghề Tề Lỗ, Năng động Nguyệt Đức, Khoáng đạt Liên Châu… mà báo chí đã rộ lên một thời khi nói về Yên Lạc.
Tầm nhìn cho tương lai
Bắt đầu từ sự bỡ ngỡ. Nhưng với “vốn liếng” ngoài cái “chất Yên Lạc” luôn tự tin và quyết đoán dạt dào trong huyết quản, thì những kết quả của phong trào xây dựng làng xã văn hóa từ hơn 10 năm trước không phải là không có giá trị. Khi nói điều này, tôi nghĩ nhiều đến câu chuyện về cách xây dựng NTM ở xã Đồng Văn. Trước đây Đồng Văn là xã nghèo nhất huyện, nhưng đã chủ động đăng ký xây dựng NTM với số vốn hơn 300 tỷ đồng. Chuyện đó không đặc biệt, mà điều đặc biệt ở đây là hơn 80% trong số đó là do nhân dân đóng góp…
Trở lại nội dung của chương trình NTM ở Yên Lạc. Với mục tiêu có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch… thì rõ ràng vấn đề quy hoạch là cơ bản nhất. Đây cũng chính là tiêu chí số 1 của chương trình. Mà để làm tốt khâu quy hoạch, thì “biết mình biết người” là điều vô cùng quan trọng.
Xuất phát từ thực tế, nhận thức đúng những thuận lợi và khó khăn của địa phương, nhiều cán bộ, đảng viên và hơn các tầng lớp nhân dân trong các xã đã tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giảm nông nghiệp, khiến cho thương mại dịch vụ, nhanh chóng trở thành thế mạnh của nhiều xã trên địa bàn, như các làng nghề ở Tề Lỗ, Nguyệt Đức, Yên Châu… với gần 4.500 hộ tham gia kinh doanh các ngành nghề khác nhau…
Chủ tịch UBND huyện Yên Lạc Trần Gia Bằng cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, thu nhập bình quân của người dân đã tăng lên rất nhiều so với trước khi xây dựng NTM. Huyện cũng đang phấn đấu đến hết năm 2015 giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 76,7 triệu đồng/người/năm…
Ông Bằng bảo: “Nếu như phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp và dịch vụ, thì cần có sự năng động của người dân. Song nếu để phát triển nông thôn theo hướng nông nghiệp, lại rất cần có vai trò định hướng của chính quyền…”.
Yên Lạc đang chuyển động, âm thầm và quả quyết. Hiện Yên Lạc đã có gần 10 trong trong số 16 xã đạt chuẩn NTM. Theo quyết tâm của lãnh đạo huyện và Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện, Yên Lạc sẽ trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh Vĩnh Phúc vào cuối năm 2016. nPhú Bình (Thái Nguyên):
Đầu tư hơn 300 tỷ đồng cho NTM
Hết năm 2015, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã có 5 xã hoàn thành và cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM. Trong đó riêng năm 2015 vừa qua, huyện đã đầu tư trên 300 tỷ đồng cho NTM, trong đó nguồn vốn Nhà nước đầu tư là gần 260 tỷ đồng (ngân sách T.Ư 14,8 tỷ đồng, địa phương 69,6 tỷ đồng; vốn tín dụng 131,3 tỷ đồng); cộng đồng dân cư đóng góp 38,3 tỷ đồng; các nguồn vốn khác là 5,6 tỷ đồng. Cũng trong năm qua, huyện được tỉnh hỗ trợ trên 8.000 tấn xi măng để làm đường giao thông nông thôn và các xã đã triển khai xây dựng 56 tuyến đường giao thông, với tổng chiều dài trên 44km, giúp bà con đi lại, sản xuất thuận lợi.
Theo: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;