Học tập đạo đức HCM

Lúa hàng hóa - chìa khóa góp phần xây dựng NTM

Thứ ba - 13/11/2012 02:34
Đang loay hoay với nhiều chỉ tiêu khó trong xây dựng NTM thì chương trình SX lúa hàng hóa chất lượng cao tựa như một chiếc chìa khóa vàng để các địa phương của Hà Nội “mở” vấn đề hóc búa là nâng cao thu nhập cho nông dân.

Đối với người dân Hà Nội, ăn no không phải là vấn đề cần quan tâm mà phải ăn ngon, ăn sạch và ăn an toàn. Nắm bắt nhu cầu chính đáng ấy, chương trình lúa hàng hóa chất lượng cao của Trung tâm Giống cây trồng Hà Nội được xây dựng với mục đích kép nâng cao hiệu quả SX trên một diện tích canh tác cho nông dân và quan trọng là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Thủ đô.

Giai đoạn 1 thực hiện từ năm 2010-2012, Trung tâm đã điều tra 120 xã, HTX của 8 huyện ngoại thành, xác định được 103 vùng hợp với SX lúa hàng hóa chất lượng cao. Mở 13 lớp tập huấn kỹ thuật, 98 lớp huấn luyện cán bộ, nông dân cho hàng vạn người tham gia. Triển khai 58 thực nghiệm so sánh giống, 52 thực nghiệm mật độ cấy, 52 thực nghiệm về liều lượng phân bón… Xây dựng 34 mô hình mẫu lớn, vùng SX lúa hàng hóa chất lượng cao tiêu biểu tại 11 huyện ngoại thành với quy mô 10.670 ha với 71.048 hộ tham gia.

Không chạy theo năng suất mà chương trình quan tâm đến hướng chất lượng, giá trị kinh tế (kết quả gặt thống kê cho năng suất bình quân 5,4 tấn/ha/vụ). Một sào cấy lúa chất lượng cao khi bán trên thị trường có thể "đánh gục" được 2 sào lúa thông thường. Thống kê cho thấy giá trị sản phẩm lúa hàng hóa chất lượng cao trong 3 năm thực hiện ở Hà Nội đã đạt 518 tỉ đồng, đem lại hiệu quả kinh tế 195 tỉ đồng, tăng hơn so với SX lúa thường (Khang Dân 18) 120 tỉ đồng.

Chương trình SX lúa hàng hóa chất lượng cao của Thủ đô được đánh giá là thành công ở ba phương diện lớn: Diện tích lớn, hiệu quả cao và nhất là niềm tin của chính quyền, nhân dân ngày càng được củng cố. Địa phương nào đã tham gia là chỉ xin mở rộng thêm diện tích chứ không có chuyện bớt diện tích bởi vấn đề mấu chốt tiêu thụ rất đảm bảo, không sợ ế dù sản lượng có lớn đến chừng nào, diện tích có mở rộng lớn đến bao nhiêu. Chính vì vậy, tốc độ phát triển các vùng SX lúa chất lượng cao năm sau đều tăng gấp 2 lần thậm chí hơn 2 lần so với năm trước. Cụ thể, năm 2010 Hà Nội có 1.270 ha, năm 2011 có 2.400 ha, năm 2012 có 7.000 ha. Đây là một chương trình có tốc độ phát triển nhanh và hiệu quả đứng đầu các chương trình, dự án, đề án trọng điểm của ngành nông nghiệp Hà Nội, đạt 116% so với kế hoạch, hơn 20% giá trị sản phẩm.

Hợp tác 4 nhà khá nhịp nhàng trong SX cũng như tiêu thụ sản phẩm. Cơ bản đảm chương trình đã bảo việc cung ứng giống, phân bón chất lượng và tiêu thụ hết lúa, gạo trong đó đáng chú ý là DN vừa và nhỏ, tiểu thương kể cả ở các tỉnh lân cận tiêu thụ tới 65%. Từ hạt gạo ngon nhưng âm thầm không nguồn gốc, không tên gọi, Trung tâm đã tư vấn và xây dựng được 2 nhãn hiệu tập thể là gạo Bồ Nâu và gạo Thủ đô.

Tuy nhiên, thực tế thì chương trình SX lúa chất lượng cao vẫn còn một số hạn chế như: Quy hoạch một số điểm chưa tập trung, chọn giống SX, chăm sóc chưa tốt. Hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị làm đất, thu hoạch, chế biến, bảo quản chưa đồng bộ. Công tác kiểm tra, dự tính, dự báo phát hiện sâu bệnh hại của cán bộ kỹ thuật một số nơi chưa kịp thời…

Nhìn thẳng vào những thiếu sót đó để mà khắc phục, kế hoạch giai đoạn 2 từ 2013-2016 của Hà Nội sẽ đẩy chương trình SX lúa hàng hóa chất lượng cao lên một mức độ mới với quy mô 73-74.000 ha, sản lượng xấp xỉ 400.000 tấn thóc, đáp ứng được 30-35% nhu cầu lương thực của 6 triệu người Hà Nội. Tập huấn được 40-45.000 lượt cán bộ, nông dân trực tiếp tham gia SX tại 11 huyện trọng điểm lúa. Xây dựng thêm 4 nhãn hiệu, thương hiệu gạo Thủ đô chất lượng cao. Đảm bảo SX lúa hàng hóa chất lượng cao phải đạt hiệu quả hơn lúa thường 15-20%, góp phần tăng thu nhập cho nông dân các huyện ngoại thành so với sản xuất lúa thường 12 triệu/ha/vụ. …

Mới đây, Trung tâm Giống cây trồng Hà Nội đã nhận được quyết định đổi tên thành Trung tâm Phát triển Cây trồng Hà Nội. Đây được đánh giá như một cơ hội tốt để một đơn vị trước đây chủ yếu thực hiện các công tác về giống giờ có thể mở rộng chức năng nhiệm vụ, phát triển các dự án, chương trình về cây trồng của thành phố. Đáng chú ý trong thời gian tới Trung tâm sẽ thực hiện các dự án, chương trình trọng điểm về chè, cây ăn quả, lúa hàng hóa chất lượng cao, cây vụ đông, hoa cao cấp, dự trữ giống đề phòng thiên tai, biến đổi khí hậu, xúc tiến thương mại, hợp tác quốc tế…

Giám đốc Trung tâm Trung tâm Giống cây trồng Hà Nội Nguyễn Bá Sướng cứ ấp ủ với chúng tôi mãi về một định hướng mở sàn giao dịch nông sản trong thời gian tới. Khi đó, các mặt hàng nông sản của Thủ đô sẽ có tên gọi, nguồn gốc xuất xứ, mua bán dễ dàng, lợi nhuận cao, tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho nông dân, tạo bản sắc cho nông nghiệp đô thị.
 

Tiêu chí vùng SX lúa hàng hóa chất lượng cao:
Quy mô vùng SX 100 ha trở lên, ổn định từ 5 năm trở lên, phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn của thành phố và huyện.
Ưu tiên chọn địa phương trong mô hình xây dựng NTM.
Làm tốt công tác dồn điền đổi thửa.
Có truyền thống thâm canh, có kinh nghiệm SX lúa hàng hóa nông sản chất lượng cao.
Có hệ thống thủy lợi, tưới tiêu chủ động, hệ thống giao thông, kho tàng, sân phơi thuận lợi.
Hoạt động SX, kinh doanh của HTX có hiệu quả.

Vân Đình
Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập150
  • Hôm nay40,778
  • Tháng hiện tại884,593
  • Tổng lượt truy cập93,262,257
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây