Học tập đạo đức HCM

Khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các vùng, miền để phát triển sản xuất

Thứ tư - 14/11/2012 19:11
Trong 2 năm qua, việc tổ chức xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với xây dựng NTM đã có sự chuyển biến tích cực, nhiều mô hình đạt hiệu quả cao. Các mô hình hiệu quả không chỉ tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, tăng thu ngân sách mà đã “đánh thức” tiềm năng lợi thế của từng vùng, miền. Ngoài giá trị kinh tế còn có ý nghĩa lớn về mặt xã hội.

 

Khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các vùng, miền để phát triển sản xuất

Mô hình chăn nuôi hươu của gai đình anh Lê Khánh Đức (xã Sơn An , huyện Hương Sơn), quy mô 52 con, doanh thu 500 triệu đồng/ năm, lợi nhuận 200 triệu đồng/năm.

Thực hiện chủ trương xây dựng, phát triển các mô hình SXKD gắn với xây dựng NTM, đến nay toàn tỉnh có 446 mô hình sản xuất kinh doanh gắn với chương trình xây dựng NTM thành công. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các loại hình sản xuất đều đã có mô hình tốt, nhiều mô hình liên kết sản xuất với doanh nghiệp, sản xuất theo hướng tập trung, sản phẩm hàng hóa chủ lực đạt hiệu quả cao.

Phát huy lợi thế của vùng bãi ngang với hàng trăm ha mặt nước, ao hồ thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, chị Lê Thị Loan ở thôn Lâm Châu, xã Thạch Châu (Lộc Hà) đã mạnh dạn thuê 25 ha mặt nước đầu tư nuôi ngao, hến. Được tiếp cận với khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản từ các lớp tập huấn do các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức, năm 2011, chị Loan đã mạnh dạn thả 20 tấn giống, sau khi trừ các khoản chi phí cho lãi ròng 1,5 tỷ đồng. Năm 2012, cùng với nguồn vốn tự có 1 tỷ đồng, chị Loan được vay 600 triệu từ nguồn hỗ trợ lãi suất theo QĐ 26 để đầu tư mở rộng 4 ha nuôi 30 vạn tôm he và 200kg cua. Theo tính toán, lãi ròng từ các loại nuôi trên sẽ khoảng 2 tỷ đồng. Theo chị Loan, nuôi ngao phải nắm vững kỹ thuật, từ cách chọn con giống đến thời điểm thả; đặc biệt phải chọn vùng đất có thủy triều lên xuống, nếu không rất dễ dịch bệnh và ngao chậm lớn.

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, đến nay, toàn tỉnh có 80 mô hình nuôi trồng, trong đó có 55 mô hình có thể nhân rộng. Đặc biệt nghề nuôi tôm đang từng bước được phát triển cả về hình thức nuôi, năng suất, sản lượng và giá trị xuất khẩu. Với 2 loại mô hình nuôi tôm có hiệu quả kinh tế cao là nuôi tôm trên cát ở Xuân Phổ, Xuân Đan (Nghi Xuân); Thạch Trị (Thạch Hà) cho năng suất 10-15 tấn/ha/vụ, doanh thu từ 2-3 tỷ đồng/ha/năm. Đối với nuôi tôm trong ao đất lót bạt và vỗ bờ xi măng, năng suất đạt từ 5-8 tấn/ha, nuôi được 2 vụ/năm, cho doanh thu 0,5-1,5 tỷ đồng/ha/năm. Điển hình các mô hình thành công như: HTX Hải Ninh (TP Hà Tĩnh), lợi nhuận 330 triệu/ha; công ty TNHH Phú Mại (Lộc Hà), lợi nhuận 173 triệu/ha.

Cùng với nuôi trồng thủy sản, trong 2 năm qua lĩnh vực chăn nuôi phát triển cả về quy mô và giá trị, trong đó chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng lớn (69%). Phương thức chăn nuôi có sự chuyển biến tích cực từ chăn nuôi truyền thống, nhỏ lẻ nông hộ sang phát triển theo hướng trang trại, tập trung. Đã xây dựng được 84 mô hình liên doanh, liên kết, thực hiện tốt công tác thú y và xử lý môi trường chăn nuôi nên phát triển bền vững, có xu thế nhân ra diện rộng. Các mô hình chăn nuôi liên kết với doanh nghiệp đang khẳng định là hướng đi đúng, giải quyết được 3 vấn đề cơ bản của người chăn nuôi đó là: “vốn – kỷ thuật – đầu ra”.

Ngoài mô hình chăn nuôi lợn, các mô hình chăn nuôi hươu đang trở thành một nghề có đóng góp lớn cho nghành chăn nuôi. Phát huy truyền thống chăn nuôi hươu và lợi thế của vùng đồi núi với nguồn thức ăn dồi dào phù hợp với đặc tính của hươu, trong những năm qua, người dân Hương Sơn đã tập trung phát triển mạnh vật nuôi chủ lực này. Đặc biệt, trong 2 năm qua, đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi hươu với quy mô hàng chục con trở lên, cho lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Theo số liệu thống kê, hiện nay toàn huyện Hương Sơn có hơn 28.000 con hươu, trong đó có 15.000 con hươu đực nuôi lấy nhung và cho thu hoạch khoảng 6 đến 8 tấn nhung/năm. Với giá bán trên thị trường hiện nay thì số nhung hươu này tương đương khoảng 60 đến 70 tỷ đồng. Nhờ nuôi hươu lấy nhung mà nhiều gia đình trong huyện đã giàu lên một cách bền vững. Ngoài huyện Hương Sơn, các địa phương khác như: Can Lộc, Vũ Quang, Hương Khê, Kỳ Anh nghề nuôi hươu cũng đang được nhân rộng

Khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các vùng, miền để phát triển sản xuất

Mô hình nuôi tôm trên cát của công ty Sao Đại Dương, lợi nhuận 500 triệu đồng/ha

Ông Trần Huy Oánh – Phó Chánh văn phòng điều phối NTM tỉnh cho biết: “Trong 2 năm qua, việc tổ chức xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với xây dựng NTM đã có sự chuyển biến tích cực, nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, số mô hình phát triển kinh tế theo hướng liên doanh, liên kết với doanh nghiệp ngày càng tăng, đã dần tập trung vào hàng hóa nông nghiệp chủ lực. Thành công này đã khẳng định đề án phát triển sản xuất và đặc biệt là chính sách phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực đã đi vào cuộc sống, các chính sách khuyến phát triển sản xuất của tỉnh, huyện, xã đã tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển có ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần cho người dân hăng say, yên tâm đầu tư phát triển kinh tế”.

Tuy vậy, nhìn chung số mô hình kinh tế được thành lập mới chưa nhiều và chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của địa phương. Số mô hình quy mô nhỏ còn nhiều, năng lực sản xuất và chất lượng hàng hóa còn thấp, tính cạnh tranh chưa cao, một số mô hình hoạt động còn mang tính tự phát, thiếu bền vững và chiến lược phát triển lâu dài.

Việc huy động nguồn lực và ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất còn hạn chế nên năng suất và hiệu quả kinh tế chưa cao. Công tác quản lý sử dụng đất, tích tụ đất để phát triển sản xuất còn bất cập hạn chế cho việc phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn. Việc kêu gọi đầu tư, thu hút các doanh nghiệp vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, vào khu vực nông thôn còn hạn chế. Hạ tầng thiết yếu các vùng sản xuất tập trung còn khó khăn, như điện lưới, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, đường gaio thông
 

Tại cuộc họp sơ kết các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự đã khẳng định: “Qua thành công của các mô hình này, khẳng định Hà Tĩnh có đủ điều kiện để phát triển SXKD trên nhiều lĩnh vực; thể hiện sức mạnh nội lực, ý chí quyết tâm, dám nghĩ, dám làm và sáng tạo của người dân, đồng thời khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và việc ban hành các cơ chế, chính sách đúng, kịp thời của các cấp ủy, chính quyền các cấp. Các mô hình hiệu quả không chỉ tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng thu ngân sách mà còn khơi dậy tiềm năng lợi thế của từng vùng, miền. Ngoài giá trị kinh tế còn có ý nghĩa lớn về mặt xã hội”.

THANH HOÀI

Nguồn:baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập575
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại736,986
  • Tổng lượt truy cập93,114,650
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây