Học tập đạo đức HCM

"Lửa thử vàng” năng lực cán bộ cấp xã

Thứ hai - 17/06/2013 02:56
Cùng với các địa phương khác trong cả nước, thời gian qua, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ninh đã được triển khai hiệu quả, tạo những thay đổi quan trọng, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, tạo ra diện mạo mới cho vùng nông thôn. Đây là cơ hội để nâng cao và “đánh giá” trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ.

Xây dựng đường xá liên thôn tại xã Điền Công - Uông Bí.
Xây dựng đường giao thông nông thôn tại xã Điền Công - Uông Bí.

Sau hơn 2 năm triển khai chương trình xây dựng NTM, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn cũng như đời sống của người nông dân đã thay đổi rõ rệt. Với 125 xã, Quảng Ninh đã có 100% xã được phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM và cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành công tác này. 100% số xã đã lập xong đề án cấp xã, 100% số huyện lập xong đề án và kế hoạch 5 năm xây dựng nông thôn mới; 100% số thôn có nhà văn hóa đủ điều kiện hoạt động, 100% xã có bưu điện văn hóa xã, 90% hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh..

Ông Hoàng Đình Sáu, Phó trưởng ban Xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Chương trình xây dựng NTM của tỉnh được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện. Cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cùng vào cuộc. Theo đó, các cấp ủy đảng, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể từ tỉnh đến xã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc thực hiện các lĩnh vực thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Còn nhân dân xác định rõ mình chính là “chủ thể” trong xây dựng NTM, thực hiện phân cấp triệt để cho xã làm chủ đầu tư. Do vậy dân chủ ở cơ sở được đẩy mạnh; nhân dân được biết, hưởng ứng, chủ động tham gia trong xây dựng NTM. Công tác giám sát được đẩy mạnh nhất là giám sát cộng đồng.
 
Cũng theo ông Sáu, chương trình là “lửa thử vàng” năng lực, trình độ quản lý của cán bộ cấp xã trong các hoạt động từ lập quy hoạch - xây dựng đề án - tổ chức triển khai thực hiện... Đồng thời, chương trình xây dựng NTM cũng là một thử thách cho đội ngũ cán bộ quản lý từ huyện đến xã. Thông qua đó, có thể đánh giá được vai trò của các cấp chính quyền, lãnh đạo, đoàn thể trong công tác chỉ đạo, điều hành và phối hợp thực hiện.
 
Nhiều xã đã có cách làm sáng tạo nhằm thu hút tối đa các nguồn lực xã hội ủng hộ cho chương trình xây dựng NTM. Cụ thể, tại xã Điền Công, TP. Uông Bí, để thay đổi tập quán sản xuất của bà con nông dân, xã đã đứng ra ký hợp đồng tư vấn với Viện Thiết kế quy hoạch xây dựng Quảng Ninh và công khai thông tin tại khu trung tâm xã, nhà văn hóa của các thôn. Từ đó, vận động người dân thay đổi phương thức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng thu nhập cho người dân thông qua mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa. Trực tiếp lãnh đạo xã đến các doanh nghiệp ở TP. Uông Bí vận động ủng hộ xây dựng NTM của xã thông qua các công trình xây dựng hoặc nguyên vật liệu có sự giám sát của người dân… 
 
Trong khi đó, đối với Đầm Hà, huyện mới được tái lập gần 10 năm, được đánh giá là huyện còn khó khăn so với các huyện, thị, thành phố của Quảng Ninh, nhưng bằng hướng đi cụ thể dựa trên lợi thế về thổ nhưỡng của mình, nhiều xã của Đầm Hà đã từng bước nâng cao đời sống của người dân thông qua chuyển đổi chuyên canh trồng cây mía tím. Trực tiếp các cán bộ cấp xã xuống từng thôn, bản vận động bà con thay đổi cây trồng, tìm các giải pháp đề từ đó đề nghị cấp huyện, tỉnh hỗ trợ vốn, phân bón, tiêu thụ sản phẩm… cho các hộ dân trồng mía cũng như thay đổi mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa.
 
Có thể thấy, thông qua Chương trình xây dựng NTM, năng lực đội ngũ cán bộ chính quyền đặc biệt là cấp xã đã được nâng lên rõ nét. Các cán bộ tại các xã trên địa bàn tỉnh giờ đã thành thạo trong việc lập quy hoạch, kế hoạch các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tham mưu cho chính quyền cấp trên cũng như nâng cao được nhận thức và có cách thức phù hợp trong tuyên truyền vận động người dân, các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp tại địa phương cùng tham gia vào cuộc.
 
Tuy nhiên, công tác hoàn thiện hồ sơ giải ngân, thanh quyết toán nguồn vốn ở một số xã còn lúng túng. Đây là thử thách cho tất cả các cán bộ chính quyền địa phương, qua đó người dân có thể nhìn nhận, đánh giá được năng lực của họ và các cán bộ chính quyền địa phương cũng biết mình còn yếu kém ở đâu để từ đó trau dồi thêm chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý, giải quyết vấn đề./.
 
Theo VEN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập319
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại220,969
  • Tổng lượt truy cập90,284,362
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây