Học tập đạo đức HCM

Mang nước sạch đến với người dân nông thôn

Thứ sáu - 04/09/2015 03:30
Từ năm 2013, cùng với Ngân hàng Thế giới (WB), TP Hà Nội đã tích cực triển khai các hợp phần Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn.
Chương trình thực hiện bằng nguồn vốn vay WB (gọi tắt là Chương trình PforR), qua đó, góp phần quan trọng vào việc nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận với nước sạch.
Nước sạch nông thôn từng bước được cải thiện
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Hà Nội, số vốn kế hoạch Chương trình PforR do T.Ư phân bổ lũy kế đến hết năm 2014 là 119,7 tỷ đồng. Với nguồn vốn trên, TP đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, trực tiếp là Sở NN&PTNT, Sở GD&ĐT và Sở Y tế vào cuộc. Theo đó, các dự án cải thiện điều kiện cấp nước, VSMT, cũng như nội dung hợp phần về truyền thông được triển khai nghiêm túc, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, góp phần đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng cấp nước sạch, VSMT khu vực nông thôn trên địa bàn TP.
Trạm xử lý nước sạch tại Hương Sơn (Mỹ Đức) đang được hoàn thiện.
Trạm xử lý nước sạch tại Hương Sơn (Mỹ Đức) đang được hoàn thiện.
Đến nay, 3 dự án cấp nước sạch liên xã Cổ Đô - Phong Vân (Ba Vì) công suất 2.800m3/ngày đêm, Hiệp Thuận - Liên Hiệp (Phúc Thọ) công suất 2.950m3/ngày đêm và trạm cấp nước sạch xã Hương Sơn (Mỹ 
Chương trình PforR tại Hà Nội kéo dài trong 5 năm (từ 2013 - 2017) gồm 3 hợp phần với mục tiêu cung cấp nước sạch cho 60.000 hộ, cải thiện điều kiện nhà tiêu hợp vệ sinh cho 20.180 gia đình và giúp 198.360 người dân được hưởng lợi từ các “xã vệ sinh toàn xã”. Tổng số vốn thực hiện Chương trình PforR tại Hà Nội khoảng 743 tỷ đồng, trong đó, vốn WB cấp 640 tỷ đồng, vốn TP đối ứng 41 tỷ đồng, và 62 tỷ đồng vốn cộng đồng đóng góp.
Đức) công suất 3.500m3/ngày đêm đã hoàn thành từ 80 - 95% khối lượng xây lắp, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng trong quý III/2015.
3 dự án khác gồm: Tam Hưng - Thanh Thùy (Thanh Oai), Liên Phương - Vân Tảo - Hà Hồi - Hồng Vân - Thư Phú (Thường Tín) và Trung Hòa - Trường Yên (Chương Mỹ) sẽ được khởi công trong quý IV/2015. Cùng với đó, 15 công trình nước sạch và vệ sinh tại các trường học, trạm y tế trên địa bàn TP cũng đã được cải tạo, xây mới...
Với sự hỗ trợ từ WB cùng sự vào cuộc quyết liệt của các đơn vị liên quan, hạ tầng cấp nước khu vực nông thôn trên địa bàn TP được cải thiện và ngày một đồng bộ. Qua thống kê của Sở NN&PTNT, tính đến 30/6/2015, TP có trên 21.700 hộ được đấu nối nước sạch (đạt 36,1%); 4.628 hộ được cải thiện nhà tiêu hợp vệ sinh (bằng 30,5%), và 62.860 hộ được hưởng lợi từ các “xã vệ sinh toàn xã” (đạt 50,3%) mục tiêu kế hoạch của Chương trình PforR.
Các buổi tuyên truyền, tập huấn đã góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác quản lý dự án, cũng như tăng cường nhận thức của người dân nông thôn về vai trò của nước sạch với sự sống, các phương pháp bảo vệ, cải tạo nguồn nước, trữ nước an toàn…
Đẩy nhanh tiến độ các dự án
Đề cập tới khó khăn hiện nay trong việc triển khai các hợp phần thuộc Chương trình PforR, ông Đào Duy Tâm – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, khó khăn nhất vẫn là nguồn vốn. Như năm 2015, kế hoạch phân bổ vốn là 91,38 tỷ đồng, cùng với số vốn chưa được cấp trong 2 năm 2013 – 2014, số vốn do WB cấp phát và TP vay lại còn thiếu, tổng vốn cần bổ sung là 244,8 tỷ đồng. Để đẩy nhanh tiến độ các dự án thuộc Chương trình PforR, mấu chốt là WB bố trí đủ vốn cho các đơn vị, tránh tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.
Đánh giá cao kết quả TP đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu hợp phần Chương trình PforR, đại diện WB cho rằng, Hà Nội cần làm tốt hơn công tác giải ngân. Bởi đây là cơ sở quan trọng trong việc phân bổ vốn cho các địa phương, không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các tỉnh, thành khác. Bên cạnh đó, WB mong muốn Hà Nội tiếp tục quan tâm, đẩy nhanh tiến độ các dự án, đảm bảo mục tiêu đến hết năm 2015 có thêm ít nhất 22.000 hộ dân được đấu nối sử dụng nước sạch.
Để nâng cao hiệu quả Chương trình PforR, bên cạnh vấn đề vốn, ông Tâm cũng kiến nghị WB nghiên cứu đầu tư mở rộng các hệ thống cấp nước sang những xã vùng ven của các dự án. Ví như dự án cấp nước sạch liên xã Hiệp Thuận - Liên Hiệp (Phúc Thọ) mở rộng sang các xã Dị Nậu - Canh Nậu (Thạch Thất)… nhằm tạo điều kiện để nhiều người dân nông thôn trên địa bàn TP được tiếp cận với nước sạch hơn.


Bài, ảnh: Trọng Tùng
Theo: ktdt.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập208
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại203,810
  • Tổng lượt truy cập92,581,474
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây