Học tập đạo đức HCM

Màu xanh trên “làng trắng” năm xưa

Thứ ba - 10/03/2015 22:26
Về thăm chiến trường xưa-xã Đại Nghĩa (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam)-cái nôi của phong trào “Gạo Đại Nghĩa” nuôi quân đánh giặc sau 40 năm, các cựu chiến binh quê Hải Dương đứng ngắm mãi trên chiếc cầu bắc qua bàu nước vào làng Đại Lợi. Một bác thốt lên: “Làng trắng” xưa giờ như cô gái dậy thì mặc áo mới”.


Ông Trần Công Cảng, Phó bí thư Đảng ủy xã Đại Nghĩa dành hẳn nửa ngày đưa đoàn đi thăm đất và người Đại Nghĩa, qua những con đường bê tông mới làm ở các thôn: Đại Lợi, Đức Hòa, Nghĩa Tân, đâu đâu cũng phong quang sạch sẽ và bồi hồi kể về một thời không thể nào quên. Xã Đại Nghĩa nằm sát bờ Bắc hạ lưu sông Vu Gia, từng lập nhiều kỳ tích trong kháng chiến chống Mỹ, trong đó có chiến công mở đầu diệt “Mỹ lết”, “Mỹ kép” (1970) và phong trào “Gạo Đại Nghĩa” nuôi quân đánh giặc. Xã còn có làng Đại Lợi với tên gọi “làng trắng” vì không có dân ở, địa hình đặc biệt, được quân ta chọn để bám trụ diệt địch cho tới ngày toàn thắng. Qua 40 năm đất nước thống nhất, nỗ lực phấn đấu dựng xây, Đại Nghĩa đã và đang chuyển mình trước ngọn gió đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đồng lúa ở Đại Nghĩa hôm nay.
Ruộng đồng, trang trại lúa ngô ngút ngát, có tới 900ha lúa cùng hàng trăm héc-ta cây công nghiệp và rau màu đua nhau phát triển, kéo theo đàn trâu, bò hơn 800 con, 5.300 con heo, gần 45.000 con gia cầm, nhiều ao cá ngày ngày sinh sôi. Rừng Đại Nghĩa tươi xanh với dự án KFW6 tổng diện tích 196ha và khu mới trồng rộng gần 300ha, đã có 275ha cho khai thác…

Ông Cảng cho biết thêm: “Trong mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2014 của Đại Nghĩa, tổng trị giá sản xuất các ngành nghề là 261 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người 21,4 triệu đồng/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 16%/năm. Kinh tế tăng trưởng, tạo điều kiện thuận lợi để Đại Nghĩa ổn định và phát triển về mọi mặt”. Theo ông, nhân tố hàng đầu dẫn đến thành thành công của Đại Nghĩa chính là quyết tâm của hệ thống chính trị và sự đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới. Người Đại Nghĩa khi nhận rõ cái mới, cái tiến bộ là tìm tòi cách thức để tiến tới, “không cho đất nghỉ, không ngừng tay ta”. Cùng với khai thác quỹ đất ở thôn Phiếm Ái 1 và Phiếm Ái 2, cải tạo vườn hoang Nghĩa Bắc và mương cũ, đưa hàng nghìn héc-ta vào sản xuất… là dồn điền, đổi thửa, tạo ra của cải và tăng năng suất lao động. Nhiều hộ phá bỏ vườn tạp, chuyển đổi đất kém hiệu quả để trồng cây có giá trị kinh tế cao, đào ao nuôi cá. Nay đã có hơn 150ha cho thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên. Toàn xã có hàng chục trại chăn nuôi làm ăn hiệu quả. Các công trình thủy nông mới xây dựng như: Trạm bơm thôn Hòa Tây trị giá 400 triệu đồng và tuyến kênh kiên cố thôn Nghĩa Bắc (515 triệu đồng) tưới tiêu thuận theo ý người và nhu cầu trồng trọt. 190 hộ kinh doanh dịch vụ và 187 hộ ngành nghề vừa chú ý đổi mới quản lý, vừa bám sát nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, mở mang sản xuất, giải quyết hơn 850 lao động tại chỗ, tổng trị giá sản xuất toàn ngành đạt gần 50 tỷ đồng.

Chúng tôi thăm gia đình ông Bảy Dàng (nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn Đặc công 91/Mặt trận Quảng Đà-1971) ở thôn Đại Lợi. Trong căn nhà ngăn nắp ấm cúng, sau khi cùng nhau nhắc lại kỷ niệm thời chiến, ông Dàng hồ hởi: “Cựu chiến binh ở Đại Nghĩa cũng hăng hái phát huy phẩm chất Bộ đội cụ Hồ, thi đua cùng các đoàn thể xây dựng nông thôn mới. Phong trào Cựu chiến binh gương mẫu luôn được anh em hưởng ứng với khẩu hiệu: “Tiếp tục đổi mới để phát triển”. Nghe ông nói, tôi nhớ ra, ở cửa hàng tạp hóa của cựu chiến binh Nguyễn Dư-nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn Trinh sát 32/Quân khu 5 và nhiều nơi khác có trưng khẩu hiệu này.

Tìm hiểu thêm, chúng tôi không khỏi thán phục về phong trào thi đua xây dựng quê hương của các hội, đoàn thể ở Đại Nghĩa. Đoàn thể nào cũng có những sáng tạo đặc sắc. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc gắn Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với phát động xây dựng tộc họ văn hóa, tổ chức hội thi “Tộc họ với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng nông thôn mới”. Hội Liên hiệp Phụ nữ gây quỹ hỗ trợ cho phụ nữ nghèo bằng “nuôi heo đất” với 85 con, thu 15,6 triệu đồng. Đoàn Thanh niên có hội thi “Tuổi trẻ Đại Nghĩa xung kích xây dựng nông thôn mới”, mở lớp giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên chậm tiến bộ, tổ chức chương trình tình nguyện “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”. Hội Nông dân mở lớp tập huấn trồng nấm ăn, nấm dược liệu cho hàng chục hộ. Hội Chữ thập đỏ tổ chức diễn tập phòng ngừa, ứng phó giảm thiểu rủi ro tại cộng đồng cho học sinh tiểu học, vận động xây dựng “Nhà tình thương” giúp gia đình chính sách, mở lớp dạy nghề (miễn phí) làm chổi đót cho người khuyết tật. Hội Khuyến học tổ chức sinh hoạt văn nghệ "Chắp cánh ước mơ" kết hợp quyên góp quỹ giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Hội Người cao tuổi xây dựng các câu lạc bộ dưỡng sinh ở từng thôn, cấp “Hũ gạo nghĩa tình” cho 60 cụ (tổng số 350kg). Hội Từ thiện vận động “Tấm lòng vàng” giúp đỡ 37 người tàn tật (tổng trị giá 18,5 triệu đồng). Ban Dân số, gia đình và trẻ em vận động công ty TNHH MTV và các nhà hảo tâm tặng 10 xe đạp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn…

Tạm biệt Đại Nghĩa, chúng tôi nghĩ, lời căn dặn của Bác Hồ: “Còn non, còn nước, còn người/ Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay” đang trở thành hiện thực trên khắp đất nước ta, trong đó có Đại Nghĩa mến yêu!
Bài và ảnh: PHẠM XƯỞNG
Theo qdnd.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập270
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại857,396
  • Tổng lượt truy cập93,235,060
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây