Học tập đạo đức HCM

Tiếng mõ an ninh của nông dân

Thứ ba - 10/03/2015 06:24
Xuất phát từ thực trạng nạn trộm cướp, gây rối trật tự… xuất hiện nhiều tại khu vực nông thôn Quảng Nam, Hội Nông dân (ND) huyện Thăng Bình đã xây dựng mô hình “Tiếng mõ an ninh” để giữ bình yên xóm làng, phòng chống nạn trộm cắp, ma túy.

Người dân vùng nông thôn huyện Thăng Bình trang bị mõ an ninh.  
Ở vùng nông thôn xã Bình An, huyện Thăng Bình, hầu như nhà nào cũng chuẩn bị sẵn một mõ được làm từ ống tre và que gõ. Khi phát hiện trộm cắp hay đánh nhau, chỉ cần nghe tiếng mõ người dân trong làng lập tức tỏa ra bao vây bắt trộm hay ngăn chặn đánh nhau. Ông Ngô Đình Kỳ - Chi hội trưởng Hội ND thôn An Thành 3 cho biết: “Chi hội ND chúng tôi lập nên tiếng mõ an ninh và đội dân phòng ND tự quản. Lực lượng chủ yếu là nông dân, mõ thì đơn giản chỉ là ống tre có sẵn, sau thời gian phát động, 100% hộ dân đều hưởng ứng”.
 

Đội dân phòng ND tự quản gồm 9 người, chuyên đi tuần và canh gác tại các điểm nóng, bình quân 10 đêm/tháng, lực lượng tuần tra sẽ được tăng cường vào những dịp lễ, tết. “Đêm 30 tết, một nam thanh niên quê ở Tam An, huyện Phú Ninh, lẻn vào nhà người dân trong thôn và bị phát hiện. Nghe tiếng mõ, dân làng bỏ dở cả bữa cúng giao thừa, vây bắt được đối tượng giao cho công an xã xử lý”- ông Kỳ kể lại.

“Hiện tại 7/7 thôn của xã đã thực hiện mô hình tiếng mõ an ninh, nhờ vậy mà an ninh trật tự tại địa phương được đảm bảo” - ông Nguyễn Ngọc Dũng - Phó Chủ tịch Hội ND xã Bình An chia sẻ.

Hiện tại 22 xã, thị trấn trên toàn huyện Thăng Bình đã thực hiện mô hình “Tiếng mõ an ninh”. Ông Võ Huấn – Chủ tịch Hội ND huyện Thăng Bình cho biết: “Sắp tới Hội ND huyện sẽ phối hợp cùng công an huyện tổ chức các lớp tập huấn, trang bị kỹ năng cũng như dụng cụ để người ND yên tâm trong việc giữ gìn an ninh trật tự. Đây là 1 trong 19 tiêu chí quan trọng để các xã trên địa bàn huyện về đích nông thôn mới”.

Nguồn: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập532
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại189,021
  • Tổng lượt truy cập88,867,355
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây