Học tập đạo đức HCM

Miễn thuế đất nông nghiệp “không đáng kể" so với thất thoát do tham nhũng

Thứ năm - 15/09/2016 11:19
(HQ Online)- Ủng hộ đề xuất tiếp tục miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp của Chính phủ, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đều cho rằng, chính sách này hoàn toàn thể hiện được tính nhất quán trong chủ trương của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Miễn giảm gần 7.000 tỷ đồng

Năm 2010, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2020.

Thừa ủy quyền của Chính phủ báo cáo UBTVQH sáng 15-9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Sau 5 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết số 55 đã góp phần hỗ trợ nông dân có thêm vốn tái đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, giảm bớt khó khăn, cải thiện đời sống.

Tổng diện tích đất nông nghiệp được miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Nghị quyết số 55 khoảng 6.936.324 ha, chiếm 68% tổng diện tích đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp. Tổng số đối tượng được miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Nghị quyết này là 12.573.747 người nộp thuế (NNT). Tổng số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn, giảm là 6.993 tỷ đồng.

Việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp là hình thức hỗ trợ trực tiếp tới người nông dân. Số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn, giảm đã trực tiếp hỗ trợ người nông dân có thêm vốn để tái đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất và chất lượng cao hơn, qua đó giúp người nông dân cải thiện cuộc sống, giảm bớt khó khăn, gắn bó với hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, việc triển khai Nghị quyết số 55 còn góp phần xây dựng đồng bộ hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; góp phần giảm bớt chi phí quản lý hành chính và đảm bảo công tác quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất nông nghiệp,…

Miễn nốt cho 77 nghìn đối tượng

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, để khuyến khích hơn nữa tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại; khuyến khích phát triển xây dựng cánh đồng lớn; góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, đẩy nhanh ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đạt năng suất, chất lượng cao thì cần thiết phải mở rộng diện được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Một số chính sách bổ sung được Chính phủ đề xuất như sau: Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức mà không phân biệt phần diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất nông nghiệp hay phần diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.

Miễn thuế đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp mà tổ chức (trừ đơn vị vũ trang nhân dân) đang trực tiếp sử dụng để sản xuất nông nghiệp.

Chính phủ đề nghị hiệu lực của Nghị quyết này áp dụng từ ngày 1-1-2017. Tổng số thuế sử dụng đất nông nghiệp dự kiến được miễn là khoảng 53,5 tỷ đồng.

Như vậy, mức tác động giảm thu ngân sách nhà nước là không lớn, lại có thể góp phần khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp.

Tránh tích tụ quyền sử dụng đất

Những đề xuất nói trên nhận được sự đồng thuận lớn của các thành viên UBTVQH.

Chủ trì phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, với Nghị quyết số 55, hầu hết các đối tượng sử dụng đất nông nghiệp đều đã được miễn, giảm thuế. Đến nay, Chính phủ đề xuất miễn, giảm nốt cho hơn 77 nghìn đối tượng còn lại với số thu hàng năm khoảng 61,1 tỷ đồng là hợp lý.

Đồng tình, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Võ Trọng Việt phân tích: Nếu so sánh, số tiền thua lỗ của Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) do ông Trịnh Xuân Thanh đứng đầu bằng số tiền miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong 100 năm, còn thất thoát vụ án “Phạm Công Danh” bằng 300 năm. Do vậy, tác động của dự thảo Nghị quyết tới ngân sách là không đáng kể, trong khi đó lại có thể hỗ trợ nông dân, nông thôn.

Ở khía cạnh khác, một số ý kiến lưu ý tình trạng người dân bán đất nông nghiệp và làm thuê trên chính mảnh đất của mình nên cần tính toán kỹ lưỡng, tránh tích tụ quyền sử dụng đất để hình thành tầng lớp “địa chủ” mới, đồng thời cần có chế tài xử lý việc sử dụng đất không đúng mục đích.

Kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Chính phủ tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp; đánh giá toàn diện hơn về những kết quả đạt được cũng như tồn tại hạn chế khi thực hiện Nghị quyết số 55 trên cả phương diện thu ngân sách cũng như vai trò quản lý, thúc đẩy sản xuất, tăng cường trách nhiệm của công dân với đất nước.

Trên cơ sở đó, Chính phủ hoàn chỉnh hồ sơ, Ủy ban Tài chính Ngân sách thẩm tra chính thức và trình Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 2 vào tháng 10-2016.
Theo HQ online
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập202
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm201
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại201,719
  • Tổng lượt truy cập92,579,383
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây