Học tập đạo đức HCM

Mô hình giúp dân ở Nậm Giải

Chủ nhật - 01/10/2017 20:30
Thời gian qua, UBND tỉnh Nghệ An có chủ trương giao các ban, ngành giúp đỡ, hỗ trợ trực tiếp các xã khó khăn vùng sâu, vùng xa. Thực hiện chủ trương đó, Bộ CHQS tỉnh Nghệ An đã giúp xã Nậm Giải, huyện Quế Phong trở thành mô hình xóa đói, giảm nghèo mang lại hiệu quả thiết thực.

Chúng tôi cùng đoàn công tác của Bộ CHQS tỉnh Nghệ An đi khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho người dân xã Nậm Giải. Trời vừa mờ sáng, sương mù vẫn dày đặc nhưng người dân đã tập trung rất đông chờ để được khám, tư vấn sức khỏe và nghe bộ đội hướng dẫn về cách phòng bệnh... Được biết, để có được Trạm Y tế như hôm nay là nhờ sự giúp đỡ của cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh Nghệ An. Ông Lò Văn Nhất, 87 tuổi, ở bản Pòng, xã Nậm Giải, huyện Quế Phong chia sẻ: “Khi nghe thông báo có đoàn y sĩ, bác sĩ của quân đội về khám cho đồng bào, tôi rất mừng vì những người già và bệnh tật như tôi được khám và cấp thuốc miễn phí. Cùng với đó, bộ đội còn hướng dẫn chúng tôi cách trồng trọt, chăn nuôi để nâng cao đời sống”.

Xã Nậm Giải trước đây còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo cao; đường giao thông giữa các thôn, bản không thuận tiện. Nhiều bản chưa có điện thắp sáng. Nhiều hộ thiếu đất sản xuất, chưa có nhà ở hoặc nhà ở quá tạm bợ, dột nát. Số người mù chữ, tái mù chữ vẫn còn cao; cơ sở khám, chữa bệnh, trang thiết bị y tế, các thiết chế văn hóa còn thiếu thốn; trình độ dân trí thấp, nhiều tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ...

 

Cán bộ Bộ CHQS tỉnh Nghệ An giới thiệu với đồng bào xã Nậm Giải mô hình trồng chanh leo.  

 

Ông Sầm Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Nậm Giải cho hay, hằng năm, Bộ CHQS tỉnh tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ phối hợp với bà con làm đường giao thông nông thôn, đến nay đã làm được hơn 8km đường nội thôn và 3 công trình thủy lợi. Bộ CHQS tỉnh đã hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sinh hoạt văn hóa của các đoàn thể, chính quyền. Hiện nay, 8/8 thôn, bản của xã đã có nhà sinh hoạt cộng đồng, được trang bị đầy đủ vật chất cần thiết, như khánh tiết, tượng Bác Hồ, loa đài, bàn ghế... Bộ CHQS tỉnh thường xuyên tổ chức các đoàn về khám, chữa bệnh, tư vấn sức khỏe và tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho người dân.

 Để giúp các hộ nghèo vươn lên phát triển kinh tế, Bộ CHQS tỉnh đã tặng 25 con bò giống cho bà con. Hiện nay, đàn bò đã sinh sản, phát triển được 40 con. Vào dịp lễ, Tết, Bộ CHQS tỉnh đều tặng quà gia đình người có công và hộ nghèo của xã... Từ sự giúp đỡ thiết thực, hiệu quả của Bộ CHQS tỉnh Nghệ An, tỷ lệ hộ nghèo của xã Nậm Giải đã giảm từ 78% xuống còn 65%. Về xây dựng nông thôn mới, khi chưa có sự giúp đỡ của Bộ CHQS tỉnh, xã mới đạt 2 tiêu chí, đến nay đã đạt 7/19 tiêu chí. Đặc biệt, an ninh biên giới được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, đời sống của đồng bào ngày càng được nâng lên.

Đại tá Dương Minh Hiền, Phó chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Nghệ An cho biết: "Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh Nghệ An xác định việc hỗ trợ trực tiếp các xã khó khăn vùng sâu, vùng xa là nhiệm vụ chính trị. Thông qua hoạt động này nhằm tăng cường tình đoàn kết quân dân, cùng chia sẻ, giúp đỡ đồng bào phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh ở tuyến biên giới".

 

Mô hình nuôi dê chăn thả của Ban CHQS huyện Quế Phong tại xã Nậm Giải. 

 

 Theo Đại tá Dương Minh Hiền, hằng năm, Bộ CHQS tỉnh cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương huyện Quế Phong, nhất là xã Nậm Giải tổ chức khảo sát thực tế để từ đó xây dựng kế hoạch sát với yêu cầu phát triển của địa phương. Bộ CHQS tỉnh Nghệ An cũng đã phát động các phong trào sâu rộng trong LLVT như: “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Tiết kiệm bản thân để phần người khó”... để có nguồn kinh phí giúp đỡ xã Nậm Giải đầu tư cơ sở vật chất phát triển kinh tế; qua đó tăng cường tuyên truyền cho bà con phát triển kinh tế kết hợp giữ vững quốc phòng-an ninh trên tuyến biên giới. Nhờ vậy, trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Giải đã trở thành "điểm sáng" vươn lên của huyện Quế Phong trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Thực tế điều kiện kinh tế và đời sống của đồng bào các huyện miền núi phía Tây Nghệ An vẫn còn rất nhiều khó khăn. Vì thế, trong thời gian tới rất cần có thêm nhiều tổ chức, cá nhân với những mô hình, phương pháp, cách làm phù hợp, giúp đỡ đồng bào phát triển kinh tế, ổn định đời sống mọi mặt; bảo đảm quốc phòng-an ninh tuyến biên giới Tây Nghệ An.

Bài và ảnh: LÊ ANH TẦN/qdnd.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập300
  • Hôm nay53,009
  • Tháng hiện tại883,736
  • Tổng lượt truy cập92,057,465
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây