Học tập đạo đức HCM

Mô hình xã hội hóa nước sạch hiệu quả

Thứ tư - 29/07/2015 03:28
Sau 10 năm thực hiện chương trình xã hội hóa nước sạch nông thôn, đến nay toàn tỉnh Tiền Giang đã có 75% hộ dân nông thôn được sử dụng nước máy đạt quy chuẩn của Bộ Y tế.

Ông Dương Văn Đây, Tổ trưởng tổ hợp tác NS- VSMTNT ấp Long Quới (xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy) cho biết, Ngũ Hiệp nằm giữa dòng sông Tiền, nước mặt không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, nước tầng nông thì bị nhiễm mặn.
Mặt khác, cù lao Ngũ Hiệp là vùng SX chuyên canh sầu riêng nên không thể lấy nước từ sông Tiền vào kênh sinh hoạt sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của cây trồng.
Mô hình xã hội hóa nước sạch ở Tiền Giang nhất là HTX, tổ hợp tác cấp nước ở Tiền Giang có nhiều ưu điểm được đa số người dân đồng tình, nhưng điểm yếu của mô hình này là cách quản lý sử dụng còn bất hợp lý, không có tích lũy, khấu hao để tái đầu tư mở rộng hoặc nâng cấp sửa chữa. Lương cho lực lượng quản lý HTX, tổ hợp tác thấp nên không gắn được trách nhiệm trong công tác quản lý hoạt động của công trình.
Chính từ đó bà con đã thống nhất giải pháp góp tiền xây nhà máy cấp nước sạch đạt chuẩn Bộ Y tế để sử dụng.
Trạm cấp nước Long Quới do 150 xã viên góp vốn xây dựng vào năm 2001. Tổng nhu cầu vốn hơn 270 triệu đồng nhưng bà con chỉ góp được 150 triệu đồng.
Vậy nên ông Đây đã đem giấy chứng nhận quyền sử dụng 1,5 ha đất trồng chuyên canh sầu riêng cơm vàng hạt lép để thế chấp cho ngân hàng vay 70 triệu đồng để xây trạm cấp nước tập trung.
Khi trạm cấp nước đưa vào sử dụng, bà con thấy hiệu quả nên đã tự nguyện góp vốn vào để được sử dụng nước máy với giá 4.000 đồng/m3.
Trạm cấp nước tập trung Long Quới hiện đang cấp nước sạch đạt chuẩn Bộ Y tế cho 570 hộ dân, đạt gần 100% hộ dân trong ấp sử dụng nước sạch.
Tổng vốn tích lũy từ việc cung ứng nước sạch cho bà con đến nay được hơn 200 triệu đồng và được thống nhất giữ lại tái đầu tư phục vụ dân sinh.
Ông Đỗ Quốc Khánh, Chủ tịch UBND xã Ngũ Hiệp, cho biết toàn cù lao Ngũ Hiệp hiện có 7 tổ hợp tác và một DN đầu tư nước sạch đạt chuẩn Bộ Y tế phục vụ cho khoảng 96% trong tổng số 4.126 hộ dân trong toàn xã.
Công tác xã hội hóa nước sạch trên địa bàn xã đạt hiệu quả cao là một trong những tiêu chí xây dựng NTM hoàn thành sớm nhất.
Ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Tiền Giang, cho biết, trong 5 năm qua được sự hỗ trợ từ Trung ương, địa phương đã giúp cho cư dân nông thôn Tiền Giang hưởng lợi lớn từ các công trình cấp nước tập trung.
Tổng nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2011-2015 trên 123 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ gần 85 tỷ đồng; vốn đầu tư phát triển gần 74 tỷ đồng; vốn sự nghiệp hơn 11 tỷ đồng; vốn nhân dân và tư nhân đóng góp đầu tư nước sạch hơn 29 tỷ đồng.
Kết quả đến nay toàn tỉnh đã có 94,84% hộ dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 66,78% hộ dân nông thôn sử dụng nước máy đạt quy chuẩn Bộ Y tế.
Tỷ lệ cư dân nông thôn sử dụng nước máy cao chính là giải pháp xã hội hóa nước sạch đúng lúc.
Hiện tại, ở một số địa phương mô hình HTX, tổ hợp tác và DN đầu tư nước sạch đạt tỷ lệ rất cao như ở xã Tân Điền (huyện Gò Công Đông) có đến 97,69% cư dân sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, trong đó 65,77% hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia.
Giải pháp xã hội hóa NS- VSMTNT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang với 4 thành phần tham gia đầu tư nước sạch: DN Nhà nước, DN tư nhân, HTX, tổ hợp tác và cùng với sự hỗ trợ từ Trung ương và địa phương đã mang lại thành công nhất định.
Từ 2011 đến nay tổng số lượng công trình NS- VSMTNT đầu tư đưa vào sử dụng là 29 công trình cấp nước tập trung và một công trình phân tán.
Mục tiêu của Tiền Giang đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là 96,6%, trong đó sẽ có 75% cư dân được sử dụng nước máy đạt quy chuẩn của Bộ Y tế.
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập749
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại796,973
  • Tổng lượt truy cập93,174,637
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây