Học tập đạo đức HCM

Mổ xẻ chuyện 50.000 DN thua lỗ, phá sản

Chủ nhật - 11/03/2012 06:47
Hơn 50.000 doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, trong đó không ít doanh nghiệp giải thể, phá sản - tình trạng đáng lo ngại này được dự báo là sẽ còn tiếp tục khốc liệt hơn trong thời gian tới.

Những số liệu công bố cho thấy rõ khó khăn của doanh nghiệp kể từ năm 2011 đến nay. Và hiện tại, số doanh nghiệp phá sản, đóng cửa đã và đang bắt đầu gia tăng.

Đơn cử như TP.HCM, con số vừa được Cục Thuế công bố là chỉ trong 2 tháng năm 2012 đã có tới hơn 3.100 doanh nghiệp xin giải thể, ngừng kinh doanh hoặc tạm ngừng kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc tiếp cận nguồn vốn thị trường, dẫn đến hoạt động đình trệ hoặc phải ngưng sản xuất.

Dấu hiệu nhìn thấy đầu tiên là các doanh nghiệp nằm trong lĩnh vực xây dựng, khi hàng loạt dự án bị đắp chiếu, cắt giảm. Nó kéo theo các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (sắt, thép, xi măng...) cũng bị đình trệ, rồi lan tỏa sang các lĩnh vực và mặt hàng khác. Tổng cung của nền kinh tế có dấu hiệu ngưng đọng, giảm sút, cùng với tổng cầu tiêu dùng cũng giảm. Chính vì vậy, doanh nghiệp không phát triển được.

Doanh nghiệp phá sản gia tăng - hiện tượng không bình thường

Vấn đề đặt ra là đằng sau sự thua lỗ, phá sản của hơn 50.000 doanh nghiệp này là gì? Chuyện doanh nghiệp phá sản, thua lỗ là bình thường, hay không bình thường bối cảnh hiện nay?

Trả lời câu hỏi, ông Cao Sỹ Kiêm nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ cho rằng: "Tình hình đang diễn ra rất không bình thường, số lượng doanh nghiệp phá sản quá lớn và đang tiếp tục gia tăng. Đặc biệt, những yếu tố tác động khiến doanh nghiệp tiếp tục gặp khó và đình trệ vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Trong khi đó, nguyên nhân chủ yếu khiến doanh nghiệp bị phá sản không phải do bản thân doanh nghiệp gây ra, mà do yếu tố khách quan có thể kể đến là chính sách, môi trường, là cách điều hành và yếu tố bên ngoài của nền kinh tế thế giới".

Theo ông Cao Sỹ Kiêm, những doanh nghiệp khó khăn nhất và đang đình trệ và phá sản chủ yếu là doanh nghiệp dựa vào vốn Ngân hàng. Trong khi đó, khả năng tiếp cận vốn từ ngân hàng với lãi suất cao như vừa qua doanh nghiệp làm ăn không có lãi, thậm chí lỗ.

"Lợi nhuận của các doanh nghiệp thường khoảng từ 10 - 15%, nếu doanh nghiệp hoạt động chủ yếu chỉ vào tiền vay, thì lợi nhuận rơi hết vào ngân hàng. Chính vì vậy, theo tôi, lãi suất là nguyên nhân rất quan trọng, dù không quyết định hoàn toàn khiến doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản" - ông Cao Sỹ Kiêm nói.

Khả năng hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp khó khăn được nhìn thấy ngay từ đầu tháng 10/2011. Cụ thể, tháng 11 và 12/2011, tín dụng không tăng được là bao. Theo nhận định của ông Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: Năm nay cũng vẫn trên xu hướng này, hiện sau 2 tháng cũng chỉ tăng được khoảng 2%, trong khi đó chỉ tiêu cả năm từ 15 -17%, điều đó chứng tỏ sức khỏe của doanh nghiệp vô cùng yếu, không hấp thụ nổi vốn. Vì vậy, một điều cũng đáng phải lưu tâm, tăng trưởng tín dụng 15 - 17% trong năm nay không phải dễ khi xuất khẩu bắt đầu có dấu hiệu chững lại, doanh nghiệp không dám mở rộng sản xuất vì lãi cao, còn ngân hàng sợ cho vay vì lo ngại rủi ro.

Ông Vũ Viết Ngoạn cho rằng, phải sớm giải quyết được bài toán lãi suất, tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp, nếu không muốn tình hình trở nên xấu hơn.

Cơ hội để tái cơ cấu doanh nghiệp?

Nhiều ý kiến cho rằng, trong điều kiện hiện nay chính là cơ hội tái cơ cấu doanh nghiệp, khai tử những doanh nghiệp quá yếu kém, để sản sinh ra cá thể mới khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên, theo ý kiến của ông Vũ Viết Ngoạn: Quan điểm này là hoàn toàn phi kinh tế, bởi nếu ở trong một môi trường kinh tế ổn định, doanh nghiệp nào yếu kém phải tự bị đào thải, còn doanh nghiệp tốt sẽ phát triển - điều đó phù hợp với quy luật tự nhiên. Hiện tại, rõ ràng kinh tế vĩ mô của chúng ta đã được kiểm soát, nhưng chưa thực sự ổn định, lãi suất còn cao thì làm sao để doanh nghiệp rơi rụng hàng loạt được, điều đó chưa thực sự công bằng. Giả định, có khoảng 2 - 3% bị phá sản trong một môi trường tốt thì đó là bình thường, nhưng trong một môi trường còn khó khăn, bất ổn, số doanh nghiệp phá sản có thể lên tới 30% - 40% thì không thể nói để doanh nghiệp rơi rụng được.

Còn theo ông Cao Sỹ Kiêm: "Đây đúng cơ hội nhưng không phải cho chỉ riêng doanh nghiệp. Các cơ quan dịch vụ, quản lý, cơ quan điều hành, thậm chí cao hơn nữa, kể cả cơ quan xây dựng chiến lược phát triển... tự nhìn lại. Riêng Chính phủ cũng cần nhìn lại cách điều hành của mình qua việc tạo dựng môi trường, chính sách cơ chế và trách nhiệm đối với doanh nghiệp.

Rất nhiều ý kiến cho rằng, doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn như hiện nay là có sự tác động và phản ứng với chính sách còn chậm. Không ít doanh nghiệp phá sản vì không có vốn, thiếu vốn. Cho đến thời điểm này, lãi suất vẫn là rất cao và doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn".

Tạo dựng niềm tin

Kể từ tháng 7/2011, lạm phát đã giảm mạnh, và là điều kiện rất tốt để giảm lãi suất. Tuy nhiên, vấn đề căng thẳng và rất đáng quan tâm hiện nay lại nằm ở thanh khoản của các ngân hàng. Nhìn vào toàn hệ thống, hiện thanh khoản chưa ổn định, và còn khó khăn ở một số nơi, và vẫn gây áp lực chung cho cả hệ thống. Tình hình hiện nay đang như một cái vòng luẩn quẩn.

Theo ông Cao Sỹ Kiêm: "Với tình hình hiện nay, doanh nghiệp là đối tượng chịu hệ lụy trực tiếp và đối tượng thứ hai chính là Ngân hàng. Ngân hàng là định chế trung gian, doanh nghiệp vay vốn, nếu làm ăn tốt vốn nợ sẽ được thanh khoản. Ngược lại làm ăn thua lỗ, không đủ điều kiện hoàn vốn, Ngân sẽ ảnh hưởng trực tiếp và khả năng đổ vỡ Ngân hàng là điều dễ thấy".

Ngoài ra, còn một hệ lụy rất lớn tác động đến toàn xã hội là khi hệ thống doanh nghiệp bị phá sản nhiều một lượng lớn những người lao động sẽ bị nợ lương, nghỉ việc, nợ bảo hiểm xã hội, nợ tiền điện, tiền viễn thông...

"Phải nói rằng đây là vấn đề lớn của đất nước, không những của doanh nghiệp, và của cả nền kinh tế. Hệ thống doanh nghiệp bị phá sản nhiều, vấn đề thu ngân sách gặp khó, ngân hàng gặp rủi ro, người lao động thất nghiệp - vấn đề an ninh, trật tự xã hội cũng bị ảnh hưởng... tất cả những hệ lụy đó sẽ tác động lên tiến trình phát triển của đất nước"- ông Cao Sỹ Kiêm nói.

Ông Cao Sỹ Kiêm cho rằng, điều quan trọng hiện nay là tạo niềm tin. Giải quyết được khó khăn cho doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh phát triển, và công ăn việc làm, thu nhập tăng thêm... giảm áp lực lạm phát, góp phần tăng trưởng. Người ta tin rằng chính sách khống chế lạm phát đã thành công, giảm lãi suất theo chủ trương được thực hiện là tiền đề để giảm các bước tiếp theo. Điều đó rát có ý nghĩa cho nền kinh tế, lớn hơn rất nhiều so với một vài phần trăm con số lãi suất".

Ông Vũ Viết Ngoạn cho rằng, chính sách cần được linh hoạt hơn để hỗ trợ cho tăng trưởng và doanh nghiệp. Điều đó không đồng nghĩa với việc nới lỏng quá tay, mà cần phải mở rộng hơn từng lĩnh vực có trọng tâm, trọng điểm. Mấu chốt trong đó là hỗ trợ cho doanh nghiệp bằng việc giảm lãi vay, hỗ trợ thuế... Cần khai thông thị trường liên doanh nghiệp để dòng tiền lưu thông tốt hơn, tránh tình trạng chỗ thừa, chỗ thiếu. Dòng tiền trong nền kinh tế phải được đưa vào lưu thông, vào sản xuất kinh doanh, nếu không doanh nghiệp khó có thể trụ được.

Ngay trong cuộc họp Chính phủ, kết thúc chiều 6/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phải giảm ngay lãi suất vì đã có nhiều cơ sở để giảm lãi suất cho vay nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng, Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thúc đẩy sản xuất.

Quyết tâm của Chính phủ đã rất rõ ràng và quyết liệt!.


                                                                                   Theo VOV online
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập318
  • Hôm nay37,589
  • Tháng hiện tại812,867
  • Tổng lượt truy cập91,986,596
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây