Học tập đạo đức HCM

Môi trường - tiêu chí khó trong xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 18/12/2014 20:05
Trong chặng đường cán đích 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương đang gặp khó khăn về tiêu chí môi trường. Dù ý thức bảo vệ môi trường của người dân đã được nâng lên, phong trào vệ sinh đường làng ngõ xóm đã phát triển rộng rãi ở nhiều nơi, song nút thắt là hệ thống bãi chứa, xử lý rác, nước thải còn thiếu, chưa đồng bộ.
Chưa đáp ứng yêu cầu
Xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức là một xã điểm xây dựng NTM của TP nhưng đến nay vẫn chưa cán đích. Trong số 3 tiêu chí chưa đạt chuẩn của xã có tiêu chí môi trường mới đạt 5,5/10 điểm. Chủ tịch UBND xã Phùng Xá Nguyễn Văn Kiên cho biết, các thôn, xóm đã triển khai tổng vệ sinh vào thứ 6 hàng tuần, rác thải được chôn lấp tập trung tại hai điểm. Tuy nhiên, trạm xử lý nước thải làng nghề và trạm cấp nước sạch tập trung theo quy hoạch đến nay chưa hoàn thành nên xã vẫn chưa đạt chuẩn NTM. Đây cũng là tình trạng của nhiều xã trên địa bàn TP. Tại xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, chất thải vẫn chưa được thu gom và xử lý theo quy định. Trong khi đó tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh mới đạt 78%.
Hệ thống thoát nước thải chưa hoàn thiện tại xã Đức Giang, huyện Hoài Đức. Ảnh: Quang Thiện
Hệ thống thoát nước thải chưa hoàn thiện tại xã Đức Giang, huyện Hoài Đức. Ảnh: Quang Thiện
Chủ tịch UBND xã Bình Minh Phạm Đình Phùng than thở, việc thu gom và xử lý rác trên địa bàn còn nhiều khó khăn. Người dân còn phơi lông gà, lông vịt trên các tuyến đường liên thôn, liên xã gây mất mỹ quan; nước thải từ các hộ giết mổ gia cầm gây ô nhiễm môi trường khu dân cư. Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Chương trình 02 huyện Thanh Oai, toàn huyện mới có 4/21 xã đạt tiêu chí về môi trường, còn lại 17 xã chưa đạt (chiếm 81%).
Hoàn thành tiêu chí môi trường tại các xã thuần nông đã khó, tại các xã có làng nghề càng nan giải hơn. Đơn cử huyện Thường Tín hiện có 126 làng nghề, 11 cụm công nghiệp (CN), tiểu thủ CN với 84 DN, 415 hộ đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. Dù mang lại việc làm và thu nhập ổn định cho hàng chục ngàn lao động, song một số dự án thành phần trong đề án như xây dựng cụm tiểu thủ CN, nhà máy xử lý nước thải tại làng nghề, cụm CN còn chậm. Hay tại huyện Hoài Đức, hiện có 6 cụm CN, 51 làng nghề nên vấn đề xử lý môi trường rất khó khăn. Một số hộ sản xuất, DN trong các làng nghề chưa thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất. Thêm vào đó, nhiều nghĩa trang Nhân dân nằm rải rác cạnh các thôn, xóm, không đảm bảo các chỉ tiêu về môi trường...
Hoàn thiện hệ thống hạ tầng
Để khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường, huyện Hoài Đức đã xây dựng Quy hoạch bảo vệ môi trường đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Trong đó xác định rõ vị trí, diện tích của nghĩa trang, điểm trung chuyển rác thải, bãi đổ vật liệu xây dựng. Huyện cũng đã triển khai xây dựng trạm xử lý nước thải cụm CN Lại Yên, đẩy nhanh tiến độ xây cụm điểm CN làng nghề Dương Liễu để các hộ có mặt bằng sản xuất, xử lý môi trường thuận lợi. Lãnh đạo huyện Hoài Đức đề nghị TP và các sở ngành tăng cường kiểm tra và tiếp tục hỗ trợ kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong các cụm CN làng nghề đảm bảo môi trường xanh, sạch đẹp.
Theo bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM, tiêu chí môi trường (tiêu chí số 17) quy định các xã phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt chuẩn. Tuy nhiên, để đạt được tiêu chí này đòi hỏi nguồn kinh phí lớn. Theo ý kiến của một số địa phương, về thu gom, xử lý rác thải ở nông thôn, trước đây, TP ban hành Quyết định số 50/2010/QĐ-UBND trong đó có cơ chế hỗ trợ mỗi xã xây dựng một điểm tập kết trung chuyển rác thải. Nhưng, do kinh phí hỗ trợ thấp và nhiều nơi không bố trí được quỹ đất để đầu tư xây dựng nên vấn đề môi trường vẫn còn nhiều rào cản. Do đó, các địa phương đề nghị TP tiếp tục có chính sách hỗ trợ kinh phí xây dựng hệ thống xử lý rác thải, nước thải tập trung và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trạm cấp nước sạch nông thôn.

 
"Để đảm bảo vệ sinh môi trường ở nông thôn, TP cần có cơ chế hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, khu nuôi trồng thủy sản về hạ tầng xử lý môi trường. Đặc biệt, đẩy mạnh tiến độ triển khai các dự án giết mổ gia súc, gia cầm tập trung". - Ông Nguyễn Hồng Yên -Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai
Thiện Quang (ktdt.vn)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập210
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm206
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại189,376
  • Tổng lượt truy cập90,252,769
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây