Học tập đạo đức HCM

“Mỗi xã, phường một sản phẩm” hướng đi mới cho phát triển sản xuất

Chủ nhật - 02/06/2013 23:47
Tỉnh Quảng Ninh đang chuẩn bị khởi động Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (gọi tắt là OCOP - QN), Chương trình dự kiến sẽ được triển khai từ quý II/2013. Để người dân hiểu rõ hơn về Chương trình cũng như cách thức triển khai, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Trương Công Ngàn - Trưởng ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh về vấn đề này.
Xin ông cho biết chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm là gì? Ý  nghĩa của của nó đối với phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân?
          Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (tiếng Anh là One commune, one product- viết tắt là OCOP) là mô hình được học tập từ phong trào “Mỗi làng một sản phẩm của của Nhật Bản” (OVOP), phong trào này được triển khai đầu tiên ở Nhật bản từ thập niên 70 của thế kỷ trước và đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Đến nay đã có hơn 40 nước học theo và họ đã triển khai rất thành công góp phần mang lại đời sống ấm no cho người dân nông thôn. Nghiên cứu cách làm của Nhật Bản, Thái Lan chúng ta thấy, phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” thực chất là giải pháp để phát triển kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống văn hóa các địa phương vốn dĩ là những tiềm năng lợi thế của các vùng miền chưa được phát huy, khai thác để phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn.
Trong Chương trình này Nhà nước đóng vai trò tạo ra “sân chơi” bằng cách ban hành các cơ chế chính sách hợp lý để hỗ trợ phát triển như: đào tạo nâng cao kiến thức, hỗ trợ lãi suất tín dụng, đề ra các tiêu chuẩn sản phẩm, quảng bá và định hướng hình thành lên các kênh phân phối sản phẩm…còn người dân đóng vai trò chính trong sân chơi này, họ tự quyết định lựa chọn và phát triển các sản phẩm gì có lợi thế cạnh tranh của địa phương mình, đồng thời phải làm sao để các sản phẩm đó có chất lượng tốt nhất theo đúng quy chuẩn đáp ứng nhu cầu của thị trường. Xin nhắc lại, chất lượng sản phẩm chính là yếu tố quyết định sự thành công của Chương trình. Yếu tố này không chỉ thể hiện ở bản thân chất lượng của hàng hóa được kết tinh ở khâu sản xuất nguyên liệu, công nghệ chế biến và bảo quản đã được giám định kỹ lưỡng, mà phải làm thế nào tạo ra được ý thức sản xuất hàng hóa chất lượng cao trong hành vi của mỗi người dân. Ngoài ra nó còn thể hiện ở nghệ thuật bao bì, đóng gói sao cho hấp dẫn và thuận tiện nhất cho người tiêu dùng.
Việc phát triển Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” ở Quảng Ninh có một ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Thứ nhất là, khi triển khai thành công nó sẽ giúp nâng cao thu nhập tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân và thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong xây dựng nông thôn mới; ; Hai là, làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, hướng người dân vào kinh tế thị trường, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế ở khu vực nông thôn góp phần tái cơ cấu kinh tế nông thôn Quảng Ninh; Ba là, góp phần làm giảm việc di dân từ nông thôn ra thành phố; Bốn là, thông qua chương trình góp phần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đây chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển một cách bền vững kinh tế nông thôn của tỉnh.
          Lý do nào để tỉnh Quảng Ninh triển khai Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”?
Quảng Ninh là tỉnh có điều kiện tự nhiên và xã hội đa dạng và phong phú, vì vậy cũng đa dạng về sản vật và sản phẩm truyền thống. Đó là là những sản vật từ biển, sản vật từ rừng, các sản phẩm ẩm thực, nhiều danh lam thắng cảnh, lễ hội truyền thống…
Tuy nhiên, vấn đề tồn tại chính với các sản phẩm truyền thống ở Quảng Ninh là nhiều sản phẩm chưa thương mại hoá được và nếu đã thương mại hoá thì cũng khó tiêu thụ. Các lý do trực tiếp dẫn đến điều này là người dân chưa biết cách tổ chức sản xuất, phát triển sản phẩm và tiếp thị như: mẫu mã, mạng lưới, thương hiệu..; khả năng sáng tạo còn thấp, chất lượng sản phẩm không ổn định, sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng; chưa có sự hỗ trợ một cách có hệ thống trong khi các cộng đồng ở Việt Nam nói chung và ở Quảng Ninh nói riêng chưa quen với nền kinh tế thị trường và hội nhập.
Một số sản phẩm đã được thương mại hoá thì việc bảo vệ, giữ gìn thương hiệu của sản phẩm, đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, chống và ngăn chặn hàng giả, hàng nhái đối với các sản phẩm này là rất khó khăn. Ví dụ như có trường hợp lấy gà, chả mực ở nơi khác đến, thậm chí cả gà thải loại của nước ngoài, nhưng lại được chào mời, giới thiệu là gà Tiên Yên, chả mực Hạ Long, làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của sản phẩm. Việc phát triển, sản xuất các sản phẩm đặc sản này hiện nay vẫn còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ, chưa có sự liên kết chặt chẽ các yếu tố, tính bền vững không cao. Từ những lý do đó nên việc triển khai Chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” sẽ là hướng đi đúng, góp phần khắc phục những hạn chế yếu kém nêu trên.
          Có ý kiến cho rằng khi triển khai Chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm”  sẽ có sự trùng lặp với một số chương trình mà tỉnh cũng đang chỉ đạo thực hiện như: Chương trình xây dựng thương hiệu; chương trình khuyến nông, lâm, ngư, khuyến công. Vậy quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
          Vừa qua, trong quá trình lấy ý kiến các Sở, ngành vào dự thảo Đề án do Ban xây dựng nông thôn mới soạn thảo cũng có một số ý kiến quan ngại về vấn đề này. Tuy nhiên nếu tìm hiểu kỹ chúng ta có thể thấy Chương trình xây dựng thương hiệu hay chương trình khuyến nông, lâm, ngư, khuyến công sẽ là một khâu trong Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”.
Quá trình triển khai OCOP sẽ trải qua 6 bước chính gồm: Bước 1: Đăng ký ý tưởng, sản phẩm từ cộng đồng dân cư; Bước 2: Nộp kế hoạch sản xuất kinh doanh; Bước 3: Kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn và hoàn thiện; Bước 4: Triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh; Bước 5: Tổ chức thi sản phẩm; Bước 6: Xúc tiến thương mại, bán hàng. Như vậy có thể thấy khi sản phẩm qua thi tuyển, chọn lựa và đưa vào sản xuất đại trà thì các đơn vị chức năng sẽ phải có trách nhiệm đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người dân trực tiếp sản xuất thông qua các chương trình khuyến nông, lâm, ngư, khuyến công. Khi sản phẩm đã được sản xuất tiêu thụ ra thị trường thì các đơn vị chức năng sẽ giúp cho người dân định vị thương hiệu sản phẩm của mình thông qua chương trình xây dựng thương hiệu. Như vậy các chương trình trên có mối liên hệ chặt chẽ, thúc đẩy và đóng góp quan trọng vào thành công của Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”.
          Chủ trương triển khai thực hiện Chương trình này ở tỉnh ta thời gian tới như thế nào?
Tại Hội nghị Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh họp ngày 11/01/2013, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh đã kết luận giao Ban Xây dựng nông thôn mới hướng dẫn để các địa phương hoàn thành quy hoạch sản phẩm nông nghiệp theo tinh thần mỗi địa phương một sản phẩm. Triển khai kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, tại cuộc họp cho ý kiến vào dự thảo đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” do UBND tỉnh chủ trì đồng chí Đặng huy Hậu - Phó chủ tịch UBND đã chỉ đạo thời gian tới, chương trình cần xác định lộ trình theo từng bước đi cụ thể, đảm bảo vững chắc phù hợp với văn hóa từng vùng miền địa phương trong tỉnh. Khi triển khai sẽ không dập khuôn theo mô hình của nước ngoài mà sẽ chọn nội dung cho phù hợp với đặc thù của tỉnh. Trước mắt tỉnh sẽ triển khai thí điểm ở một số địa phương và chọn một số sản phẩm chủ lực để làm trước; trong đó tập trung vào 3 nhóm sản phẩm chính gồm: Nhóm sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, Nhóm sản phẩm phục vụ ẩm thực và Nhóm phát triển sản phẩm từ cây dược liệu. Trong quý II/2013, Ban Xây dựng nông thôn mới sẽ cùng với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương đi làm việc với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới một số địa phương về công tác triển khai Chương trình. Sau đó sẽ đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân hiểu rõ về phong trào, từ đó tự giác tham gia thực hiện với vai trò là chủ thể.
Như vậy, từ thực tiễn quá trình triển khai thành công phong trào ở nhiều nước, có thể khẳng định Chương trình này nếu có sự đồng thuận và ủng hộ tích cực của các cấp, các ngành và người dân trong tỉnh sẽ mở ra một hướng đi mới trong phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân và hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững của tỉnh Quảng Ninh.
Xin cảm ơn ông./.
theo quangninh.gov.vn
 Tags: chương trình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập568
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại793,422
  • Tổng lượt truy cập93,171,086
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây